Thăm dò ý kiến

Anh/chị quan tâm vấn đề nào nhất trong sinh hoạt khoa học lần tới ?

 Ca lâm sàng viêm gan B
 Ca lâm sàng viêm gan C
 Viêm gan B ở phụ nữ độ tuổi sinh sản
 Cập nhật điều trị viêm gan C
 Cập nhật điều trị viêm gan B
 Cập nhật chẩn đoán và điều trị U gan
 

Video

Thống kê

Quảng cáo

Box hình ảnh

  • Hội nghị 25-10-2020
  • Hội nghị 25-10-2020
  • Hội nghị khoa học 04-04-2021
  • HN 2023
  • HN 21-11-2021-01

Liên kết

Trả lời tư vấn bạn đọc từ 10/2014 đến 06/1/2018

 truongthithuyan...@gmail.com

Bác sĩ cho em hỏi bé 7 tháng tuổi bị viêm gan B từ mẹ thì khi nào bắt đầu điều trị đựoc ạ?

Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé?

Cám ơn bác sĩ!

 

PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng trả lời:

 

Diễn tiến của bệnh viêm gan siêu vi B thay đổi tùy theo tuổi lúc bị nhiễm bệnh. Nếu bị nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh hoặc dưới 10 tuổi, như trường hợp cháu bé 7 tháng tuổi mà bạn vừa đề cập, thì cháu bé vẫn ổn định và phát triển bình thường như các đứa trẻ khác, có khi đến 20 hoặc 30 tuổi thì mới phát bệnh viêm gan. Thời kỳ này được gọi là giai đoạn "dung nạp miễn dịch", nghĩa là giai đoạn siêu vi đang hiện diện và tăng sinh nhanh về số lượng nhưng cơ thể đứa bé không nhận biết và không phản ứng gì với siêu vi B, cho nên men gan hoàn toàn bình thường và chúng ta chỉ việc theo dõi định kỳ mỗi 6 - 12 tháng và không cần thiết phải điều trị gì vì cho dù có uống thuốc hay không thì tình trạng của bé vẫn ổn định như vậy.

 

Do đó, bạn đừng quá lo lắng, cứ theo dõi và cho bé ăn uống sinh hoạt bình thường và thử máu định kỳ cho đến khi phát hiện tăng men gan mới xem xét điều trị thuốc kháng siêu vi B.

 

Ngược lại, nếu bệnh nhân bị nhiễm siêu vi B ở tuổi trưởng thành thì hệ miễn dịch của họ đủ sức chống lại siêu vi và có thể khỏi bệnh hơn 90%; chỉ có dưới 10% trường hợp, bệnh sẽ chuyển sang tình trạng nhiễm  siêu vi B mạn tính, lúc đó mới cần theo dõi sát và điều trị bằng thuốc đặc trị để hạn chế bệnh tiến triển.

 

Mong bạn yên tâm và chăm sóc cháu bé thật chu đáo. 
 
PGS Bùi Hữu Hoàng 
 

 

 nthihue...@gmail.com

Xin chào bác PGS.TS Bùi Hữu Hoàng!

Con năm nay 25 tuổi, con bị viêm gan B: định lượng HBV-DNA > 990.000.000; HBeAg +2207; Sgot 24.7; SGPT 15.6

 
Đó là các chỉ số xét nghiệm của con. Và con thường có biểu hiện buồn nôn, mệt mõi, chóng mặt, da dạo gần đây nỗi mụn ở mặt, lưng, da xanh xao.
 
Con đang có dự định sinh em bé thì liệu có nguy cơ lây nhiễm cho con không ạ; con nên điều trị như thế nào ạ  
 
Mong sớm nhận được hồi âm từ Bác.

Con xin cảm ơn.

Nguyễn Thị Huệ

 
 
PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng trả lời:
 
Xin chào bạn Huệ,
 
Kết quả xét nghiệm mà bạn cung cấp đã cho thấy bạn đang trong tình trạng nhiễm siêu vi B ở giai đoạn "dung nạp miễn dịch", có nghĩa là siêu vi B đang hiện diện và phát triển trong cơ thể nhưng chưa gây ra đáp ứng miễn dịch chống lại siêu vi B, cho nên men gan (SGOT và SGPT) hoàn toàn bình thường.
 
Trong giai đoạn này, chúng ta nên theo dõi và chờ đợi mà chưa cần dùng thuốc đặc trị. Nếu bạn có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt... thì nên đi khám bệnh để kiểm tra xem có vấn đề gì khác hoặc là do làm việc quá căng thẳng và áp lực mà gây nên tình trạng này?
 
Việc bạn muốn có thai thì vẫn có thể tiến hành bình thường, không sao cả! Tuy nhiên, do lượng siêu vi B hơi cao, HBeAg còn dương tính, cho nên khi có thai đến khoảng tháng thứ 5-6 của thai kỳ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa gan để xin tư vấn việc sử dụng thuốc kháng siêu vi nhằm giảm nhanh số lượng siêu vi B trong máu để hạn chế lây nhiễm cho cháu bé lúc sinh; đồng thời cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn việc tiêm ngừa cho bé bằng vaccine phòng ngừa viêm gan siêu vi B và mũi kháng thể thụ động để đảm bảo tránh lây nhiễm cho cháu bé.  
 
Chúc bạn luộn vui khỏe và thành công.
 
PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng       

 

 huynhphuc...@gmail.com

Thưa bác sĩ,

Em năm nay 34 tuổi. Trước em từng bị viên gan B, điều trị uống thuốc 4-5 năm. Gần 1 năm nay đi khám , bác sĩ nói nó nằm dưới ngưỡng ròi, không còn phải lo...em rất mừng.

 
Nhưng do tính chất công việc, em có lạm dụng bia rựu nhiều, khoảng tuần nay em thấy các triệu trứng khác thường trong người như: nóng trong người, ra máu cam, mắt đau đau, táo bón. Em thấy vậy , em liền đi siêu âm, bác sĩ siêu âm cho biết là em bị GAN THÔ, bảo em ngừng bia rựu ngay và nên tìm bác sĩ điều trị gấp.
 
Em ở long xuyên an giang, không biết nơi nào điều trị.., nhờ các BS hiệp hội giúp em, em đang lo quá.
 
PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng trả lời:
 
Chào bạn,
 
Nếu trước kia, bạn đã được theo dõi và ngưng điều trị cách đây hơn 1 năm thì bạn nên đi tái khám tại các Phòng khám Gan ở bệnh viện địa phương hoặc lên Bệnh viện đại Học Y Dược để được làm lại xét nghiệm men gan và đánh giá tải lượng siêu vi B xem có tăng hay không? Nếu các chỉ số men gan và siêu vi tăng thì phải uống thuốc điều trị tiếp.
 
Còn việc đi siêu âm có kết quả gan thô là vết tích cho thấy bạn đã bị viêm gan mạn tính từ lâu. Bạn cũng nên hạn chế rượu bia vì nếu tiếp tục uống bia rượu nhiều càng làm cho gan bị hư tổn thêm.
 
PGS Bùi Hữu Hoàng     
 

 chanhhc...@gmail.com

Thưa bác sĩ,

Em năm nay 31 tuổi, giới tính nam. Em bị phát hiện viêm gan B mãn tính năm 25 tuổi và bác sỹ không chỉ định điều trị chỉ yêu cầu thăm khám. Em không hút thuốc,  có uống bia nhưng rất ít (2-3 chai/lần, 3 tháng/lần). Khi khám sức khoẻ định kỳ em bị kết luận gan nhiễm mỡ, rối loạn lipit máu. Bác sỹ có chỉ định dùng thuốc atorcal, zuiver để hạ mỡ máu.

Ngày 20/10/2017, em đi kiểm tra định kỳ bác sỹ không cho điều trị rối loạn mỡ máu mà cho điều trị viêm gan B do virus đang ở thể hoạt động.

Các kêt quả xét nghiệm như sau: HBV-DNA: 5.350 copies/ml, các trị số công thức máu bị vượt ngưỡng như Cholesterol : 214    (BT 151-201), Triglyceride: 177   (BT 41-166), GGT :50 (BT 9-45), Creatine máu: 1.13 (BT 0.6-1.4), ALT: 53  (BT <41), AST:20, HBsAg định lượng (HbsAg II Quant Roche): 1389 IU/ml, AFP: 0.605 ng/L, HBeAg âm tính, AntiHBe dương tính.

Với kết quả xét nghiệm trên, bác sỹ cho toa thuốc Tenofovir 300; Ursimex. Tuy nhiên, bác sỹ có tư vấn  các tác dụng phụ của thuốc lên chức năng thận.

Bác sỹ tư vấn giúp em với với kết quả xét nghiệm như trên em có cần phải sử dụng thuốc đặc trị để điều trị bệnh viêm gan hay không?

Trong đợt tái khám ngày 20/10, bs chỉ định siêu âm bụng tổng quát. Kết quả kết luận gan nhiễm mỡ.

Kết quả siêu âm định lượng gan trước đây ( tháng 5/2017)--> F1 (E kpa:5.9). Kết quả men gan ALT (Tháng 5/2017):52.02 

Kết quả định lượng HBV DNA Taqman (tháng 5/2017): 17559 copies/ml.

Em cám ơn bác sỹ.

 

TS.Phạm Thị Thu Thủy trả lời:

Bạn thân mến,

Mức độ xơ hóa F1 cách đây 5 tháng, có thể nên đo lại

Nếu đo bằng máy FibroScan thế hệ mới 550 có thể biết mức độ thấm mỡ của gan bằng chỉ số CAP

Men gan ALT hơi tăng có thể do gan thấm mỡ

HBV DNA tháng 5/2017 : 17.559 coipes, không dùng thuốc kháng siêu vi , 10/2017 là 5.350 copies.

Tóm lại tôi nghĩ bạn chưa cần dùng thuốc kháng virus nên theo dõi thêm, nên điều trị gan thấm mỡ.

BS Thu Thủy

 

 mrhatu...@gmail.com

Em chào bác sĩ;

Em mắc viêm gan B mãn tính và đang điều trị bằng Tenoforvir đã được gần 2 năm. Định lương HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện cách đây 1 năm cho tới bây giờ vẫn ổn định.
 
Vậy cho em hỏi có nên quan tâm tới việc dừng điều trị không ạ?
 
Các xét nghiệm hóa sinh liên quan đến gan đều tốt (ALT, AST, GGT, Billirubin, ....). Tuy nhiên có điều là em vẫn thường xuyên lâm râm đau vùng gan nhất là về đêm và gần sáng. Kết quả siêu âm ổ bụng chỉ bất thường là nhu mô gan không đồng âm hoặc thô, còn các bộ phận khác bình thường. Siêu âm fibroscan ở đầu vạch F1. Em ăn uống vẫn tốt và khi làm việc cường độ cao một chút là nhanh bị mệt và mất sức.
 
Mong bác sĩ tư vấn giúp em về tình trạng và hướng điều trị tiếp theo.
Em xin cảm ơn !
 

TS.Phạm Thị Thu Thủy trả lời:

Bạn thân mến,

Tôi chưa biết trước khi điều trị HBeAg của bạn âm tính hay dương tính và hiện giờ kết quả ra sao.? Tuy nhiên mục đích mong muốn lý tưởng khi điều trị viêm gan B, không chỉ HBV DNA âm tính mà là HBsAg âm tính, vì vậy có thể bác sĩ điều trị chưa cho bạn ngưng thuốc. Ngoài ra nếu bạn có những triêu chứng khác như bạn mô tả, bạn có thể khám kiểm tra thêm các bệnh nội khoa khác: tim , phổi, tuyến giáp .......Bạn có thể tập luyện thể dục , thể thao , tăng cường thể lực....

BS Thu Thủy

 
 
 trantrangmar...@gmail.com
 
Kính thưa PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng, 
 
Em có một số vấn đề về gan mật xin hỏi bác sĩ như sau:

Bố em năm nay 50 tuổi, cách đây gần 3 năm phát hiện bị Lao phổi và có chữa bênh ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, và đã chữa khỏi bệnh Lao, cách đây 1 năm có đi khám sức khỏe ở bệnh viện Hòa Hảo và được biết là nhiễm Virus Viêm gan B, bác sĩ có kê đơn uống thuốc. Một thời gian sau đó bố em có đi khám ở BV ĐHYD và được bác sĩ ở đại học y dược nói rằng không cần uống thuốc, nhưng em vẫn rất lo lắng vì bố vẫn thường xuyên sử dụng rượu bia, em sợ sẽ rất ảnh hưởng đến gan. thời gian gần đây bố em cứ nửa đêm về sáng là ho, khó thở, và từ lúc ho tới sáng là không thể ngủ lại được nữa.

Xin Bác sĩ cho lời khuyên, vì bố đã lớn tuổi và rượu bia cứ như là đã nghiện rồi, có can ngăn thế nào cũng cứ nhậu như thường. vì vậy gia đình em vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bố.
 
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ !
 
PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:
 
Thân ái chào bạn,
 
Bố của bạn đã điều trị lao phổi, hiện được xem là đã khỏi nhưng vẫn có những trường hợp dù đã điều trị đủ thời gian nhưng khi cơ thể suy yếu và mắc thêm một số bệnh khác gây suy giảm miễn dịch có thể làm cho bệnh lao phổi tái phát hoặc gây xơ hóa phổi nên thường hay xuất hiện ho kéo dài và khó thở...Do vậy, có lẽ không liên quan gì đến bệnh viêm gan siêu vi B. Theo như bạn cho biết các bác sĩ ở bệnh viện Đại học Y Dược cho ngừng thuốc thì có thể tình trạng viêm gan của bố bạn đang ở giai đoạn ổn định, không hoạt động, chỉ cần theo dõi định kỳ mỗi 4-6 tháng để biết bệnh có chuyển sang hoạt động hay không. Vì thực chất cho đến nay, bệnh viêm gan siêu vi B vẫn chưa thể điều trị triệt để mà chỉ nhằm khống chế sự sinh sản và hoạt động của siêu vi B. Nếu bố của bạn thường xuyên uống rượu bia thì đó là nguy cơ chính làm cho bệnh tiến triển nặng hơn, dễ gây xơ gan nhanh hơn. Biện pháp tốt nhất là phải ngưng hoặc hạn chế tối đa rượu bia mới duy trì tình trạng ổn định lâu dài. Bạn nên khuyên bố đi khám bệnh ở các phòng khám chuyên khoa gan để được tư vấn việc theo dõi và điều trị lâu dài.
 
Chúc bạn thành công !
 
PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng         
 
 tranthu2506...@gmail.com
 

Chào bác sĩ,

Tôi có một số vấn đề muốn hỏi bác sĩ như sau:

1.   Con trai của bạn  tôi năm nay 27 tuổi, biết bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C cách đây 1 năm, cha cháu cũng nhiễm virus viêm gan C. Cháu có đi khám và được tư vấn dùng thuốc uống. Nồng độ virus ban đầu là : 14300 copies/ml. Cháu không làm xét nghiệm xác định genotype của virus. Bác sĩ cho uống Ledvir và Copegus trong 3 tháng liên tục sau đó cháu đi khám lại, kết quả xét nghiệm virus sau uống thuốc là : 340000 copes/ml. Gia đình rất lo lắng, trong khi cha cháu cũng dùng thuốc nhưng bác sĩ nói bệnh ổn không phải dùng thuốc nữa. Vậy trong trường hợp cháu tôi,nhờ bác sĩ tư vấn giùm nên làm gì tiếp theo và có thể khám bệnh ở đâu ạ? Cám ơn bác sĩ.
 
2. Tôi thấy tuổi trung niên hiện nay cả nam và nữ đi khám bệnh thường được kết luận trên siêu âm gan nhiễm mỡ, có khi kèm theo máu nhiễm mỡ, vậy làm thế nào tôi có thể biết mình đang bị ở mức độ nào , có nên dùng thuốc để điều trị phòng ngừa các nguy cơ hay không ,và sau này khi kiểm tra lại tôi có thể biết tình trạng trên đã được cải thiện hay chưa bằng những cách nào?
 
Xin cám ơn BS.    
 
PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:
 

Chào bạn,

Xin trả lời 2 vấn đề mà bạn đặt ra như sau:

 

1. Việc điều trị viêm gan C cần phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin của bệnh nhân trước khi điều trị: kiểu gen của siêu vi?, số lượng siêu vi?, có xơ gan hay chưa?, có bệnh nào khác kèm theo? và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ra sao? nhằm chọn phác đồ thích hợp và tiên lượng khả năng đáp ứng và các tình huống sẽ xảy ra để xử lý đúng cách. Phác đồ Ledvir + Copegus  không phải dùng điều trị cho mọi trường hợp, nhất là kiểu gen 2 và 3. Trong trường hợp đã thất bại thì cần xác định lại kiểu gen là gì và có thể chuyển phác đồ khác phù hợp hơn. Bạn nên khuyên bệnh nhân đến phòng khám viêm gan - bệnh viện Đại Học Y Dược, sáng thứ tư hoặc thứ năm để được tôi khám lại và tư vấn cách điều trị cho phù hợp.

 

 

2. Gan nhiễm mỡ hiện nay là "bệnh của thời đại" vì tỷ lệ càng gia tăng, ngay cả ở thanh thiếu niên đến trung niên, liên quan lối sống, chế độ ăn uống, đặc biệt là uống nhiều bia rượu và ăn nhiều chất ngọt và béo, lại ít vận động. gan nhiễm mỡ chỉ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan quá mức bình thường, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan nếu không được chữa trị đúng cách. Muốn biết gan nhiễm mỡ ở cấp độ nào cần làm một số xét nghiệm về sinh hóa, siêu âm, đặc biệt là phương pháp fibrosacn hiện nay có phần mềm đánh giá mức độ nhiễm mỡ ở gan và tình trạng xơ hóa gan. Việc điều trị phải tìm nguyên nhân để giải quyết mới triệt để, chỉ khi nào men gan tăng mới cần sử dụng các thuốc bảo vệ và chống độc gan.  Bạn nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa gan để được tư vấn và xem xét điều trị cho phù hợp.

 

Thân ái chào bạn.

 

PGS.TS BS Bùi Hữu Hoàng 

 

 
 le.phong...@gmail.com
 
Tôi bị viêm gan siêu vi B và C. Xét nghiệm men gan bình thường. Siêu âm Fibroscan kết quả F1. Định lượng virus viêm gan C là 1.2 x4 log IU/ml (nhiễm virus genotype 2) và định lượng virus viêm gan B là 5.1 x3 log IU/ml. Tôi muốn điều trị viêm gan virus C thì có ảnh hưởng gì tới viêm gan virus B hay không ? (theo phác đồ thuốc mới bây giờ).

Xin cảm ơn bác sĩ.

TS.Phạm Thị Thu Thủy trả lời:

Bạn thân mến,

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bi nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C genotype 2. Men gan bình thường và FibroScan là F1. Như vậy bạn chưa có chỉ định điều trị viêm gan B, nhưng bạn vẫn điều trị viêm gan C theo phác đồ thuốc uống hiện nay. Tuy nhiên một số trường hợp sau khi điều trị viêm gan C sẽ có hiện tượng  bùng phát viêm gan B. Vì vậy trong quá trình hay sau điều trị viêm gan C , bác sĩ vẫn theo dõi tình trạng viêm gan B của bạn, nếu có dấu hiệu bùng phát bệnh viêm gan B thì bác sĩ sẽ điều trị cho bạn. Vì vậy bạn vẫn an tâm điều trị viêm gan C.

Thân chào

TS.BS. Phạm Thị Thu Thủy

 
 ...huong@gmail.com
 
Cháu chào bác ạ !
Cháu có một vấn đề mong được bác tư vấn ạ!
 
  Nếu như em bé được sinh ra từ mẹ mắc viêm gan B mà trong 24h đầu không được tiêm huyết thanh và vaccine viêm gan B do bé sinh ra bị nhẹ cân thì khi nào tiêm vaccine viêm gan B mũi đầu tiên cho bé ạ ?
  Cháu nghe nói là trẻ nhẹ cân thì nên tiêm vào các tháng 0,1, 2, 6. Nhưng chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ tiêm vào tháng 0, 1, 6.  Vậy cháu có cần đưa em bé đi tiêm dịch vụ cho đủ 4 mũi không ạ?
 
Hồi trước cháu đi khám tư vấn, bác sĩ nói nếu bé sơ sinh mắc viêm gan B thì không sống được quá 10 tuổi. Cháu rất lo lắng về điều này. Mong được bác giúp đỡ ạ !
 
PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:
 
  Việc tiêm chủng vaccin ngừa viêm gan siêu vi B thông thường chỉ cần tiêm 3 mũi 0.1.6 là đủ.
 
  Việc chủng ngừa theo phác đồ 0.1.2.6 (hoặc 12) chỉ áp dụng cho những cháu bé có nguy cơ phơi nhiễm cao, chẳng hạn như mẹ bị viêm gan B đang thời kỳ bệnh hoạt động.
 
  Do cháu bé nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng nặng bắt buộc phải lùi lại khoảng 1 tháng sau sinh. Không nên quá bận tâm tiêm thêm mũi thứ 4.
 
  Sau khi cháu bé được hơn 3 tuổi, có thể kiểm tra lại kháng thể Anti-HBs xem cháu đã được miễn dịch hay chưa.
 
  Cần gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa Gan để được tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của cháu bé.  
 
Đa số dân châu Á bị nhiễm siêu vi B là do mẹ lây sang từ lúc nhỏ. Cháu bé vẫn lớn và phát triển bình thường, mặc dù đã bị nhiễm siêu vi B. Tình trạng sức khỏe vẫn có thể ổn định không hề có vấn đề gì cho đến khi trên 20-30 tuổi. Quan trọng là chúng ta phải ý thức việc theo dõi sức khỏe cháu bé theo lịch hẹn định kỳ của bác sĩ.    
 
Thân ái chào bạn !
 
 
 ...huong@gmail.com
 
Cháu chào bác sĩ !
Cháu có một vấn đề mong được bác tư vấn ạ.
 
Cháu có người em gái phát hiện viêm gan B khi đang mang thai tuần thứ 25, nhưng đến tuần thứ 36 đi làm xét nghiệm HBeAg (+), định lượng virus 10^7. Bác sĩ nói đã bỏ qua bước 1 trong dự phòng là dùng thuốc để làm giảm virus của mẹ. Bước 2,3 sẽ là tiêm huyết thanh và vacxin viêm gan B cho bé trong 24h đầu sau sinh. Nhưng khi em bé sinh ra chỉ nặng 2,3kg nên không được tiêm gì cả. Hiện tại em bé đã sinh được 8 ngày và chưa tiêm vacxin cũng như huyết thanh.
 
Trường hợp của cháu bây giờ nên làm như thế nào ạ để tốt nhất cho bé thưa bác?
 
PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:
 
Chào bạn,
 
Dĩ nhiên, trong trường hợp lý tưởng mình có thể chủ động phòng ngừa việc lây nhiễm cho cháu bé mới ra đời bằng cách tiêm kháng thể thụ động (HBIG) và tiêm vaccin để tạo kháng thể bảo vệ ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, do cháu bé sinh non tháng hoặc thiếu ký (2,3kg) nên không thể tiêm vaccin ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sanh. Như vậy, trong thời điểm này chúng ta cũng không làm gì được thêm ngoài việc cứ tiếp tục theo dõi khi cháu bé lớn hơn 3 tuổi thì khi đó có thể cho cháu bé đi xét nghiệm máu (xét nghiệm HBsAg) để biết cháu có bị nhiễm hay chưa?
 
Nếu cháu có kết quả HBsAg (+) tức là đã bị nhiễm siêu vi B thì mẹ của bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa gan để được tư vấn việc theo dõi định kỳ theo hẹn. Điều quan trọng là mẹ của bé vẫn cho cháu đi tiêm ngừa đầy đủ các loại vaccin theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Việc tiêm ngừa này không hề ảnh hưởng gì đến bệnh của cháu cả!
 
Bạn cũng đừng quá lo lắng, cho dù cháu bé có bị nhiễm siêu vi B thì trong vòng 3 năm đầu đời, siêu vi thường không gây ảnh hưởng gì đến gan cả! 
 

 ming251...@yahoo.com

Kính gởi BS chuyên gia gan,

Bố em 72t, không xơ gan, chưa từng điều trị qua. cách đây 3 tháng bắt đầu dùng thuốc điều trị viêm gan C  "HEPCVIR L". 
 
  Trước khi điều trị BS có cho xét nghiệm HCV RNA Taqman; kết quả 23637600 và 7.37 log10; khoảng tham chiếu <250copies/ml và <2.4 log10   
 
  Sau 1 tháng uống thuốc, xét nghiệm HCV RNA Taqman; kết quả <250 và <2.4log10; khoảng tham chiếu <250copies/ml
 
  Sau khi dùng hết 3 tháng thuốc, xét nghiệm HCV RNA Cobas (Roche); kết quả "Target not Detected"
 
Bác sĩ nói là khỏi dùng thuốc điều trị C nữa, đã khỏi bệnh. Xin bác sĩ cho em hỏi có phải là bố em đã chữa khỏi bệnh viêm gan C?
 
Chân thành cảm ơn

TS.Phạm Thị Thu Thủy trả lời:

Bạn Minh thân mến,

Các thông số về bệnh của ba bạn mà bạn cung cấp cho chúng tôi chưa thật sự đầy đủ. Bạn nói không xơ gan, theo tiêu chuẩn nào? Mức độ xơ hóa như thế nào ? F1, F2, F3…và HCV genotype ?

Ba bạn dùng thuốc HEPCVIR L là thuốc Ấn Độ gồm : Sofosbuvir và Ledipasvir, đây là thuốc dùng cho genotype 1,4,6 ;nếu là genotype 2 thì không đúng. Tuy nhiên ba bạn đã dùng thuốc 3 tháng và xét nghiệm HCV RNA 'Target not detected' tức là không phát hiện virus, tức kết quả tốt. Nhưng bệnh nhân vẫn phải tiếp tục theo dõi sau điều trị 12 tuần, 24 tuần HCV RNA, chức năng gan, siêu âm gan, độ xơ hóa gan. Sau 24 tuần nếu HCV RNA vẫn âm tính thì mới gọi là bệnh nhân có đáp ứng virus bền vững.

Bạn cũng nên biết thêm rằng, trong các nghiên cứu người ta thấy rằng, dù bệnh nhân đã điều trị viêm gan C và có đáp ứng virus bền vững, vẫn có tỉ lệ thấp xảy ra ung thư gan, vì vậy để an toàn, bệnh nhân vẫn nên theo dõi bệnh mỗi 6 tháng.

TS.Phạm Thị Thu Thủy

   nghianhansnv...@gmail.com

 
Bác sỹ cho tôi hỏi: Tôi có người bạn bị bệnh viêm gan C mà trị hết bệnh được 1 năm rồi, nhưng khi xét nghiệm máu thì vẫn dương tính viêm gan C, còn định lượng HCV RNA thì âm tính bình thường (không có virus).
 
Mong bác sỹ tư vẫn giùm.
 
BSCKII Nguyễn Viết Thịnh trả lời:
 
Chào bạn thân mến!

Bệnh viêm gan siêu vi C. Để phát hiện viêm gan siêu vi C chúng ta phải làm xét nghiệm tầm soát Anti HCV.

  Nếu xét nghiệm Anti HCV âm tính, có nghĩa là chúng ta không nhiễm virus viêm gan C

  Nếu xét nghiệm Anti HCV dương tính, có nghĩa là chúng ta nhiễm virus viêm gan C

Vậy xét nghiệm Anti HCV có ý nghĩa phát hiện nhiễm hay không nhiễm. Anti HCV là kháng thể tự nhiên sau khi nhiễm virus viêm gan C. Nên rất bền vững với miễn dịch của cơ thể, tồn tại suốt trong máu và không biến mất.

Do đó khi xét nghiệm Anti HCV dương tính. Bác sĩ phải làm thêm xét nghiệm định lượng HCV-RNA và định type để đánh giá và xem xét điều trị. Khi được điều trị bác sĩ sẽ đánh giá sự đáp ứng điều trị qua xét nghiệm định lượng HCV-RNA.

Vậy khi điều trị sạch virus khi kết quả xét nghiệm định lượng không còn phát hiện virus viêm gan C trong máu, nghĩa là xét nghiệm định lượng HCV-RNA âm tính và tình trang này kéo dài trong 6 tháng đến 1 năm. Thì được gọi là đáp ứng tốt với điều trị.

Bạn của bạn đã điều trị hết bệnh được 1 năm. Vậy là đáp ứng tốt với điều trị và sạch virus viêm gan C. Còn Anti HCV đó là kháng thể nên vẫn tồn tại trong máu.

Chúc các bạn sức khỏe !

BSCKII Nguyễn Viết Thịnh

 
   phammongth...@gmail.com
 
Thưa bác sĩ,
 
Em là nữ, 28 tuổi, nhân viên văn phòng. Ba em qua đời cách đây 20 năm vì K gan. Trước đây em đã hiến máu 4 lần đều thành công, lần cuối cách đây 1 năm. Nhưng lần hiến máu thứ 5, sau 1 tháng bệnh viện báo kết quả em có HbsAg (+). Em đã thử máu lại ở Medic Hòa Hảo, kết quả là: HBsAg (+), Anti HBs (-), Anti HBc total (+), Anti HBc IgM (-), HBeAg (+), HBV DNA > 170 triệu đơn vị/ml, AST và ALT < 20 U/L, siêu âm bụng chưa ghi nhận bất thường.
 
  Em không biết trường hợp của em hiện tại có cần điều trị không?
  Có cần làm thêm xét nghiệm gì không?
  Và nếu theo dõi thì theo dõi những chỉ số nào?
 
Em xin cám ơn bác sĩ.
 
BSCKII Trần Thị Ánh Tuyết trả lời:
 
Thân gửi Bạn Thơ
 
BS rất cám ơn câu hỏi của Bạn,
 
Thông tin của Bạn như sau:
 
  Có cha bị ung thư gan. Bạn bị nhiễm siêu viêm gan B, được phát hiện 1 năm với tình trạng siêu vi sao chép với số lượng khá lớn HBV DNA > 170000000 UI/ml, men gan bình thường và siêu âm chưa ghi nhận có bất thường nhu mô gan.
 
Tình trạng của Bạn được xem là nhiễm siêu vi trong giai đoạn dung nạp miễn dịch, tuy nhiên với số lượng siêu vi được sao chép khá lớn và có tiền sử gia đình về ung thư gan, ngoài ra phải xem xét thêm yếu tố bạn đã lập gia đình hay chưa và độ tuổi có thể mang thai . Vì vậy Bạn  cần được theo dõi và đánh giá kỹ để xem xét được điều trị vào thời điểm thích hợp.
 
Trước mắt bạn cần thực hiện các xét nghiệm sau đây (nhằm đánh giá lại tình trạng siêu vi và có ảnh hưởng đến gan vào thời điểm hiện tại) :
 
  Công thức máu, AST, ALT , GGT, HBV DNA định lượng( nếu các xét nghiệm này đã thực hiện cách nay trên 3 tháng)
  AFP, AFP - L3, Công thức máu, Albumin, Protid
  Fibroscan gan để xem xét độ xơ hóa của gan.
 
Sẽ có 2 phương án theo tình huống :
 
  Nếu chỉ số HBV DNA tiếp tục gia tăng và men gan AST ALT. GGT tăng > 2 lần thì cần xem xét điêu trị sớm. Việc điều trị cần cân nhắc thời gian thích hợp với dự định mang thai
 
  Nếu chỉ số HBV DNA giảm (có thể đi kèm men gan AST ALT. GGT tăng hoặc không ) sẽ được theo dõi thêm mỗi 3 tháng với các chỉ số cần làm ở trên theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
 
Tốt nhất Bạn cần được khám, tư vấn và theo dõi định kỳ với Bs chuyên khoa Gan mật. Việc thực hiện xét nghiệm cũng cần có tư vấn và chỉ định của BS khi cần thiết nhằm tránh sự tốn kém về chi phí.
 
Thân chúc Bạn sức khỏe.
 
 
   nguyenvt...@yahoo.com.vn
 
Xin chào bác sĩ,
 
Kết quả xét nghiệm: HBsAg(+), HBeAg positive 2260 (S/Co), ASL 22.6 IU/L, ALT 23 IU/L, HBVDNA 1,9 x 10^9 copies/ml.
 
Với kết quả như trên, làm thế nào để sinh con khỏe mạnh không bị nhiễm như mẹ?

Cảm ơn bác sĩ 

 

BSCKII Trần Thị Ánh Tuyết trả lời:

 

Thân chào anh T,

Theo thông tin anh cho biết người nữ 26 tuổi  có nhiễm siêu vi viêm gan B với HBeAg dương tính , HBV DNA 1976760000 copies, men gan AST  22,2 và ALT 23,6. 

Như vậy Chị đang nhiễm siêu vi viêm gan B được xem là giai đoạn dung nạp miễn dịch với sự sao chép siêu vi khá nhiều và men gan bình thường. Chị cần được thực hiện thêm fibroscan và theo dõi mỗi 3 tháng về men gan và HBV DNA định lượng.  Điều quan tâm của anh được giải thich như sau:

 
Người nữ ở độ tuổi trên có nhiễm siêu vi viêm gan B không có sự hạn chế về sinh con và có thể chủ động việc kiểm soát lây nhiễm siêu vi cho bé nên bé sinh ra sẽ luôn được khỏe nếu thực hiện tốt lịch chủng ngừa, đồng thời có 2 tình huống sau:
 
  Nếu Chị chưa trong giai đoạn thai kỳ , cần được thực hiện theo dõi như trên để xem xét sự cần thiết điều trị thuốc kháng siêu vi trong thời điểm này hay không?  Việc này có sự cân nhắc thận trọng giữa bác sĩ và Chị trong tiến trình theo dõi và tình huống cụ thể. 
 
  Nếu Chị đang trong thai kỳ chưa cần điều trị thuốc kháng siêu vi trong 6 tháng đầu của thai kỳ nhưng cần xét nghiệm  men gan AST , ALT và GGT mỗi 2 tháng nhằm theo dõi phát hiện đợt viêm gan cấp để điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai kỳ. Đến 3 tháng cuối( tháng thứ 7) của thai kỳ cần được điều trị với thuốc kháng siêu vi để kểm soát sự sao chép của siêu vi  và bé sinh ra phải được chích ngừa với huyết thanh (Hepatitis B Immune Globulin – HBIG) trong 24 giờ đầu ngay sau sinh nhằm giảm khả năng lây nhiễm cho bé . Thuốc kháng siêu vi trong tình huống này là Lamivudin và Tenofovir được chứng minh là an toàn cho thai kỳ. 
 
Tuy nhiên mọi sự theo dõi và điều trị đều cần sự hướng dẫn của thầy thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt của bệnh nhân.
 
Trân trọng 
 
   hanhbui...@yahoo.com.vn
 
Xin chào bác sĩ,
 
Viêm gan B giai đoạn không uống thuốc, tái khám định kì 3 hoặc 6 tháng. Giai đoạn đó bệnh có nặng không ? Hay cứ tái khám không thuốc vậy ? Có hết bệnh không nếu bệnh nhân kiêng cữ đúng ? Con năm nay 20 tuổi. Con rất thắc mắc vì con đi khám định kì vậy đã khoảng 2 năm rồi mà vẫn vậy. 
 
PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:

Chào cháu,

  Người bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trải qua nhiều giai đoạn bệnh lý (tùy theo sức đề kháng của cơ thể, và yếu tố môi trường (đặc biệt là tác động của rượu bia, thuốc men). 

  Có giai đoạn thì virus đang ở trong gan mà chưa gây hại cho gan cũng như toàn bộ cơ thể. Giai đoạn này thì không cần uống thuốc, bởi vì có uống thuốc cũng không ích lợi gì cả. Chỉ cần đi theo dõi định kì 3-6 tháng một lần để làm xét nghiệm máu và siêu âm. Khi nào thấy dấu hiệu tổn thương gan (qua kết quả xét nghiệm) thì bác sĩ sẽ bắt đầu kê thuốc đặc trị (nếu đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết điều trị, theo hướng dẫn của thế giới).

  Như vậy, trường hợp của cháu chưa phải dùng thuốc, mà chỉ theo dõi 3-6 tháng thì nên mừng. Cháu nhớ phải đi tái khám định kì theo hẹn của bác sĩ

Trân trọng.

PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng

 
 
   hanhphuc.hn...@gmail.com
 
 
Tôi năm nay 59 tuổi. Tôi bị nhiễm virus viêm gan B, phát hiện nhờ xét nghiệm tình cờ cách nay gần 20 năm. Do siêu vi B chưa hoạt động nên chưa uống thuốc. Theo dõi HBV DNA  định lượng từ 3 năm trở lại đây thường là > 10 mũ 3, có lần < 500 , nghe bạn nói máy xét nghiệm đo bị trụ trặc (?), có 1 lần kết quả >10 mũ 5 nhưng men gan bình thường, siêu âm đàn hồi gan cho kết quả F0. Xét nghiệm gần đây có AST 31.2, AST 15.8, GGT 20.0 , AFP 1.65, HBVDNA 27.200.
 
  Ba năm nay tôi chưa làm lại siêu âm đàn hồi gan, bây giờ có cần làm lại không ?
  Hiện nay tôi có phải người mang siêu vi B không hoạt động không ?
  Có cần đo định lượng HBsAg không ?
 
 
 
PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:
 
Xin chào quý vị,
Trước tiên, tôi không biết quý vị là nam hay nữ vì ở độ tuổi 59, diễn tiến bệnh cũng có khác biệt tùy theo giới tính. Nam giới thường có nguy cơ ung thư gan cao hơn nữ ở tuổi > 40. Do vậy, quý vị cần tầm soát dấu hiệu ung thư gan dựa trên chỉ số AFP kết hợp với siêu âm bụng định kỳ mỗi 6 tháng.
 
Mặc dù đã có lần quý vị thực hiện siêu âm đàn hồi gan với kết quả F0 nhưng đây chỉ là phương pháp đánh giá mức độ xơ hóa gan chứ không thể thay thế các xét nghiệm tầm soát ung thư.
 
Qua kết quả theo dõi, men gan (ALT và AST) đều trong giới hạn bình thường nên hiện tại chỉ cần theo dõi định kỳ men gan mỗi 3-6 tháng mà chưa cần điều trị thuốc kháng siêu vi.
 
Quý vị nên làm lại xét nghiệm HBV DNA bằng phương pháp COBAS Taqman để đảm bảo độ chính xác cao. Nếu lượng siêu vi < 2.000 UI/mL và định lượng HBsAg < 1.000 UI/mL thì quý vị thuộc đối tượng "người mang siêu vi không hoạt động", sẽ có nguy cơ bệnh gan tiến triển rất thấp. Cho dù vậy, việc theo dõi đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp quý vị an tâm và tránh bỏ sót các nguy cơ tiến triển bệnh trong tương lai. 
 

   TranVan...@baoviet.com.vn

Tôi năm nay 41 tuổi, đang điều trị viêm gan B bằng Tenofovir có kết quả tốt. Tôi có một bệnh là gan mẫn cảm với rượu bia. Trước đây tôi thường uống bia rượu , khi uống vào dù rất ít khoảng 1/5 ly bia thì vùng bụng chổ gan nóng lên ( lần nào cũng thế) uống thêm vài ly thì không còn cảm giác nữa.

Sau mỗi lần uống bia rượu thì cơ thể bị phù toàn thân ( sau này theo dõi thì ngưng uống 2 đến 3 tháng mới giảm phù) kèm theo bị hạ đuờng huyết với triệu chứng đói dữ dội. Liên tục kiểm tra đường huyết thấy đường huyết lúc đói dao động 3.5 đến hơn 4.0 mmmol/l. Dùng nghiệm pháp dung nạp glucose thấy tăng tiết insulin vượt ngưỡng cho phép rất cao nhưng đường huyết chỉ ở 6.5 mmmol/l. Các bác sĩ chưa thống nhất là tiểu đường hay insulinoma.

Qua vài năm bỏ rượu bia thì triệu chứng phù và đói giảm 98%, thỉnh thoảng bị phù nhẹ .

Tôi bị bệnh bắt đầu năm 17 tuổi , đã kiểm tra rất kỉ về tim, thận, tụy  nhưng kết quả bình thường.

Tôi muốn biết:  Gan mẫn cảm với rượu bia là bệnh có phổ biến không, nên ứng xử bệnh này thế nào ?

 

BS CKII Nguyễn Hữu Chí trả lời:

 

Cám ơn bạn đã gởi câu hỏi đến Hội Gan Mật TPHCM.

Tuy nhiên qua những điều bạn viết cho chúng tôi có nhiều chi tiết chưa rõ ràng, không có xét nghiệm theo thời gian, nên chúng tôi xin trao đổi với bạn một số vấn đề sau đây:

 Bạn bệnh viêm gan B điều trị tốt với Tenofovir, bạn nên tiếp tục theo dõi ở một bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn thêm. Không nên tự ý ngưng hoặc thay đổi thuốc. 
 Triệu chứng phù và đường huyết thấp, bạn nên đến khám ở một BS chuyên khoa về nội tiết để xác định nguyên nhân. 
 Phù và "mẩn cản với bia rượu". Cụm từ "gan mẩn cảm với bia rượu" không phải tên bệnh trong y văn nên chúng tôi không rõ cách giải quyết. Bia rượu gây độc cho gan có thể do ethanol, cũng có thể do gốc hoá học của rượu khác ethanol, cũng có thể do tạp chất hiện diện trong rượu. Khả năng chịu đựng của gan đối với bia rượu thay đổi tuỳ theo từng người, yếu tố di truyền, sắc tộc, phái tính, loại rượu, cách uống rượu, thời gian uống rượu,... Vì vậy tốt nhất là không nên uống bia rượu. 
 
Chúc bạn vui, khỏe. 
BS Nguyễn Hữu Chí
 
 
 
   quynh...@gmail.com

Kính gửi BS Nguyễn Thành Lý

Đầu tiên kính chúc các BS được nhiều sức khỏe. 

 

Tôi là Nam, 47 tuổi, bị viêm gan mạn, xơ gan
+Trước khi điều trị :
Men gan không cao lắm, Định lượng HBV 3.84 * 10 mũ 5, HBsAg (ELISA) 6792, HBeAg (ELISA) 1, AFP 6.9, PLT 123. Siêu âm đàn hồi :Gan cấu trúc thô, kém đồng nhất, bờ khá đều. Đánh giá độ xơ hóa gan với ARFI: 1,71 tương đương F3 (Metavir-LB).

+Sau điều trị bằng tenoforovir 300gr ngày 1 viên trong 6 tháng:

Men gan bình thường, Định lượng HBV Âm tính, HBsAg (ELISA) 4051, HBeAg (ELISA) 0.317, Anti – Hbe (ELISA) 0.03, AFP 19.8, PLT 144. Siêu âm tổng quát : Gan thô, cấu trúc kém đồng nhất, bờ kém đều. 
 
Các kết quả xét nghiệm được tổng hợp theo file đính kèm !(Click tại đây để xem)
 
Xin hỏi : 
1. Tôi thấy chỉ số AFP tăng nhiều so trước, như vậy tôi có khả năng bị ung thư gan không?
2. Chế độ ăn uống, tôi cần thực hiện như thế nào?
3. Thời gian dùng thuốc tenofovir 300g có lâu không? HBeAg của tôi trước điều trị = 1 (bình thường S/CO < 1) vậy được xem là âm tính hay dương tính?
4. Bệnh xơ gan của tôi có thể giảm không, Dấu hiệu nào nhận biết xơ gan của tôi có chiều hướng giảm?
5. Tôi cần làm thêm những xét nghiệm gì khác ngoài những xét nghiệm đã làm ?
 
Một lần nữa kính chúc BS dồi dào sức khỏe, hạnh phúc !
 
 
TS.Lê Thành Lý trả lời:
 
Bạn Nam thân mến.
 
Qua những dữ liệu và những câu hỏi đã nêu của bạn, chúng tôi tư vấn như sau;
 
1. Chỉ số AFP chỉ có giá trị tham khảo, không giúp xác định chẩn đoán ung thư gan vì chỉ số này có thể tăng trong rất nhiều bệnh lý khác. Sinh thiết và chẩn đoán mô học mới là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên, đây là thủ thuật chẩn doán xâm lấn có thể gây biến chứng dù tỷ lệ rất thấp. Do đó, ngày nay có thể chẩn đoán xác định ung thư tế bào gan với AFP > 200 + hình ảnh điển hình trên CT scan / MRI ( cộng hưởng từ).
 
2. Chế độ ăn uống: bạn cần tránh dùng rượu, bia , các thức uống chứa cồn; tránh thức khuya, làm việc nặng; tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với vi rút viêm gan B.
 
3. Khuyến cáo trong các Hội nghị quốc tế : thời gian điều trị tối thiểu 12 tháng. Nếu bạn ngưng thuốc sớm sẽ tăng tỷ lệ tái phát bệnh. HBe Ag < 1 là âm tính ( hiện tượng sao chép của vi rút không còn)
 
4. Dựa trên kết quả ARFI : mức độ xơ hóa gan tương đương F3, chưa phải xơ gan. Bạn cần biết thêm theo phân loại METAVIR , chỉ F4 = xơ gan ( quá trình bệnh lý không còn hồi phục ), khác với tình trạng xơ hóa gan ( F1,2,3 ) với khả năng hồi phục tốt nếu điều trị đáp ứng.Do đó, bạn có thể kiểm tra mức độ xơ hóa gan bằng phương pháp này mỗi 6 tháng/ 1 năm.
 
5. Để đánh giá và theo dõi diễn tiến bệnh tốt bạn cần làm các xét nghiệm định kỳ mỗi 3 tháng : men gan, albumin máu, HBV-DNA định lượng, AFP và siêu âm bụng.
 
Chúc bạn luôn vui, khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.
 
<h2 -="" .="" ...="" 0.74="" 1="" 1-="" 1.="" 1.000="" 1.44.="" 10="" 1000="" 12="" 122="" 123="" 123.="" 137.6nano="" 14="" 15="" 15.7kpa="" 150.000="" 150mg="" 17="" 17.07="" 170="" 170000000="" 18="" 180="" 19="" 1990="" 1b.="" 2="" 2-="" 2-3="" 2.="" 2.000="" 20="" 20.0="" 200="" 2010="" 2011="" 2013="" 2015="" 21="" 22.6="" 2260="" 23="" 24="" 25="" 26="" 27="" 28="" 29="" 3="" 3-="" 3-4="" 3-6="" 3.="" 3.5="" 3.84="" 30="" 30--50="" 30.9="" 300g="" 300gr="" 31="" 35="" 36="" 39="" 4="" 4-="" 4.="" 4.0="" 4.0.="" 4.24="" 40="" 40.="" 41="" 42="" 43="" 47="" 48="" 5="" 5-6="" 5.="" 50="" 500="" 59="" 5g="" 6="" 6.5="" 6.9="" 60="" 600="" 65="" 6972="" 71="" 72="" 8="" 9="" :="" :gan="" a="" a.="" abbott="" afp="" afp:="" ag="" alat="" alat:="" albumin="" albumin:="" align="justify" alpha="" alt="" alt.="" alt:="" an="" ana="" ang="" anh="" anti="" antibody="" antihbe.="" arfi="" arfi:="" asat="" asat:="" asl="" ast="" au="" b="" b.="" ba="" background-repeat:="" ban="" bao="" barr="" beta="" bhe="" bia="" bia.="" bilirubin="" bilirubin-total:="" boceprevir="" body="" br="" bs="" bsck2="" bsckii="" bt="" bt:="" bv="" c="" c.="" c.xin="" cao="" cao.="" cao:="" ceruloplasmin="" ch="" ch.="" cha="" chi="" cho="" chung="" ckii="" class="MsoNormal" co="" cobas="" coi="" con="" corticosteroid="" creatinine:="" ct="" cung="" da="" dao="" data-mce-style="background-color: rgba(255, 255, 255, 0);" di="" dinh="" dir="ltr" div="" dna="" do="" dung="" duy="" e="" ebv="" ebv-igg="" ebv-igm="" echo="" eco="" egfr:="" em="" em:="" email:="" emtricitabine="" entecavir="" epstein-="" f0="" f0.="" f3="" f4="xơ" f4.="" ferritine:="" fibroscan="" file="" fp="" gai="" gamma="" gan="" gan.="" gc="" gen="" genergic="" genotype="" ggt="" ggt:="" ghi="" gia="" giai="" gian="" globulin="" glucose="" glucose:="" gnm="" got="" gpt="" gt="" h="oBY6fu6iSPM84bIYsLGA6w&e=1430211422&url171=aGFzbGQub3JnL2ltYWdlcy81LmpwZw~~" );"="" h2="" hai="" hay="" hbc="" hbe="" hbeag="" hbs="" hbsag="" hbsag.="" hbv="" hbv-dna="" hbv.="" hbvdna="" hcm="" hcv="" hcv-rna="" height="32" hepatitis="" heterophil="" hoa="" hoang="" href="http://hasld.org/images/gianhang/document/item_l46.pdf" https:="" hy="" i="" i.="" i:="" id="cke_pastebin" ide="" igm="" igmebv="" img="" immune="" inh="" insulin="" k="" khi="" khoa="" khoan="" khuynh="" kim="" kinh="" kit="" kpa="" l="" l.="" la="" lai="" lamivudin="" lan="" lao="" lee="" lefodin="" leo="" leo.....="" linh="" lo="" lui="" lung="" ly="" m="" m.="" m2000="" m:="" ma="" mai="" man="" mang="" mean="" medic="" men="" metavir="" minh="" ml="" ml.="" mong="" mri="" mua="" n="" n.="" n.:="" n1="" n:="" nam="" nay="" nay.="" nay:="" ng="" ng.="" ng.do="" ng:="" nga="" ngay="" nghe="" nguy="" nh="" nh.="" nhanh="" nhau="" nhau.="" nhu="" o="" o.="" o:p="" p="" p.="" pasteur="" pcr="" peg-ifn="" peg-interferon="" peginterferon="" pgs.ts.="" pgs.ts.bs="" pgs.ts.cao="" plt="" pos="" positive="" protease="" proxy.imgsmail.ru="" q="" qua="" quan="" qui="" ra="" real-time="" realtime="" rel="noopener" ribavirin="" ribozole="" rna="" roto-gene="" s="" sang="" sao="" sau="" sau:="" scan="" sinh="" so="" span="" src="http://hasld.org/images/noidung/images/Email.jpg" strong="" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 0px 10px; outline: 0px; font-size: 14px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; text-transform: uppercase; height: 34px; line-height: 34px; color: rgb(255, 255, 255); text-indent: 10px; background-image: url(" sung="" suy="" svb="" swv="1.71" t="" t.="" t...="" t:="" ta="" tai="" taqman="" target="_blank" tay="" td="" tenfovir="" tenoforovir="" tenofovir="" test="" test.="" thai="" thai.="" thalasemia="" thalassemie="" tham="" thanh="" thanh:="" thay="" theo="" thi="" thich="" thu="" tim="" timihepatic="" tin="" tinh="" title="" toa="" total="" tp="" tpcn="" tpcn.="" tphcm="" tra="" trai="" trai.luc="" trang="" transaminase="" trao="" trong="" trung="" ts.="" ts.bs.="" tu="" tung="" tung.="" tuy="" ty="" type="" u="" u.="" u...="" ul="" ung="" ursocholic="" us="" usd.="" uy="" va="" vaccin="" vacxin="" vai="" versant="" vgsv="" vgsvb="" vi="" virus="" virus.="" virus:="" vn="" vong.="" vui="" width="37" x="" x-apple-data-detectors="true" x-apple-data-detectors-result="0" x-apple-data-detectors-type="telephone" xem="" xin="" xn="" y="" y.="" y:="">   

 


   ngocthaonguyen...@gmail.com

Kính chào BS.

Tôi có một số câu hỏi liên quan đến bệnh về gan xin nhờ Bác sĩ vui lòng giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

 

1/ Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng giới thiệu thành phần gồm các hoạt chất tốt cho gan như diệp hạ châu, cà gai leo..... và được biết  TPCN không phải là thuốc chữa bệnh. Vậy đối với các trường hợp bệnh gan mạn như VGSV B,C , xơ gan , gan nhiễm mỡ...thì uống những dược phẩm này có trường hợp nào là chống chỉ định không?, cơ nên dùng kèm theo các thuốc điều trị đặchiệu? nếu uống được thì thường nên uống trong thời gian bao lâu ạ?. Bs có thể tư vấn dùng các loại thuốc TPCN nào thì đáng tin cậy không vì hiện nay trên thị trường có quá nhiều loại khiến người bệnh chúng tôi rất phân vân.

Tôi có thể mua các loại cây cà gai leo hay diệp hạ châu khô về nấu nước uống thay nước trắng hàng ngày liệu có ảnh hưởng gì về lâu dài không?

 

2/ Tôi có tìm hiểu kĩ về các phác đồ VGSV B.có 1 trường hợp như sau: em 21 tuổi khi bắt đầu điều trị VGSV B với chẩn đoán e(+), men gan lúc đó là AST/ALT: 60/122 u/l. theo đúng phác đồ, BS cho điều trị Tenofovir 1v/ngày. uống được 1 năm thì e nản và hay quên uống nên đã ngưng lại luôn và không có tái khám sau đó, 1 năm sau thì e đi khám lại, các kết quả XN như sau: AST/AlT:20/30 u/l, e(-), anti BHe (-), siêu âm không phát hiện gì bất thường. BS khuyên nên theo dõi thêm và không cho ống thuốc.xin cho lời khuyên trong t/h này.nếu vẫn tiếp tục uống thì có những tình huống gì xảy ra thêm?

 

3/ Bệnh gan nhiễm mỡ đơn thuần từ mức độ nào trở lên thì nên uống thuốc điều trị để tránh nguy cơ bệnh gan diễn tiến nặng hơn?

 

4/ Ngày nay cơ bản chương trình tiêm chủng mở rộng đã được phổ cập ở khắp nơi, truyền máu được sàng lọc kĩ lưỡng. vậy tỉ lệ mắc bệnh của người dân trong tương lai sẽ chỉ còn rất ít và sẽ dần được xóa bỏ  phải không ah? 

Xin chân thành cám ơn BS.

 

PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:

 

Bạn đọc thân mến, 

1/ Cảm ơn bạn đã nêu lên một vấn đề mà rất nhiều người dân đang quan tâm, liên quan đến bệnh gan và các loại thực phẩm chức năng (TPCN) hoặc các thảo dược bảo vệ gan. Quả thật trên thị trường hiện nay có quá nhiều các TPCN được bày bán với các thông tin là chữa được gần như "bá bệnh" về gan như viêm gan siêu vi, viêm gan mạn, gan nhiễm mỡ, xơ gan, mụn nhọt... nhưng khó biết được thực hư ra sao?! Qua thực tế một số trường hợp, cây diệp hạ châu (còn gọi là cây chó đẻ răng cưa) và cây cà gai leo cũng có những công dụng nhất định là hỗ trợ gan và giúp cải thiện một số tình huống bệnh gan nhưng theo Y học phương Tây, người ta vẫn chưa công nhận về hiệu quả lâu dài vì chưa có các nghiên cứu lâm sàng đủ sức thuyết phục. Do các sản phẩm này được bán dưới dạng TPCN nên không phải là thuốc đặc trị cho từng bệnh cụ thể mà chỉ có vai trò hỗ trợ và cải thiện phần nào tình trạng bệnh gan. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ làm bệnh nhân ngộ nhận là TPCN có thể sử dụng lâu dài, không cần có chỉ định cụ thể và vô hại vì có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên. Chính vì thế đã có không ít các trường hợp lạm dụng hoặc uống lung tung mà không theo dõi bệnh qua các xét nghiệm chuyên biệt nên có lúc xảy ra các tai biến phản ứng thuốc hoặc bệnh diễn tiến xấu hơn mà không hay biết, đến khi thấy vàng da nặng, mệt mỏi nhiều hơn mới đến bệnh viện thì đã quá muộn! Do vậy, chúng tôi khuyên bệnh nhân nên đi khám bệnh để được xác định chính xác bệnh và giai đoạn bệnh để có cách điều trị thích hợp chứ không nên lạm dụng thuốc, dù đó là TPCN. Đặc biệt, các loại cây tự sắc uống có khi không đúng liều lượng, không đúng cách có thể gây nhiều tác hại.Tôi đã từng gặp một bệnh nhân tự hái các cây mọc bên lề đường (do hàng xóm mách bảo) mà tưởng là cây diệp hạ châu rồi cũng đem về nấu uống đến khi mang đến hỏi các thầy thuốc đông y thì xác nhận là không đúng loại cây diệp hạ châu!!.  

  

2/ Bệnh viêm gan siêu vi B có diễn biến rất thay đổi tùy theo từng trường hợp là do sự khác nhau về giai đoạn bệnh và tình trạng đề kháng miễn dịch của từng bệnh nhân. Có khi bệnh ổn định rất lâu, không cần điều trị gì nhưng cũng có lúc bệnh đột nhiên bùng phát nặng gây viêm gan tối cấp, vàng da nặng,nếu không chữa trị kịp có thể bị suy gan cấp và tử vong. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần tái khám và theo dõi định kỳ. Hiện nay, các thuốc uống kháng siêu vi chỉ có vai trò ức chế sự phát triển của siêu vi, sau đó tùy theo sức đề kháng của mỗi người là mạnh hay yếu mà bệnh có thể được kiểm soát ổn định lâu dài hay không. Trong trường hợp mà bạn nêu ra, lúc đầu viêm gan B e(+) sau khi uống Tenofovir 1 thời gian siêu vi có thể bị ức chế và có thể bệnh nhân đã kiểm soát được bệnh nên e(-) và men gan ổn định về bình thường. Nếu như bạn còn đang uống thuốc, cần duy trì thêm 1 thới gian vài năm để đảm bảo bệnh được kiểm soát ổn định lâu dài hơn rồi sau đó có thể ngưng thuốc; còn nếu như bạn đã ngưng thuốc (do tự ý hay do chỉ định của bác sĩ) thì dù cho không uống thuốc nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi định kỳ men gan mỗi 3-4 tháng để biết chắc chắn bệnh có ổn lâu dài hay không. Có những trường hợp sau khi ngưng thuốc một thời gian, siêu vi sẽ hoạt động trở lại và gây viêm gan nặng hơn. Nếu có theo dõi bệnh, chúng ta sẽ biết lúc nào cần phải uống thuốc trở lại. Ngoài ra việc theo dõi xét nghiệm máu và siêu âm còn giúp phát hiện sớm ung thư gan vì bệnh viêm gan siêu vi rất dễ chuyển sang ung thư nhất là sau 40 tuổi, đặc biệt là ở đàn ông.

 

3/ Bệnh gan nhiễm mỡ (GNM) hiện nay có khuynh hướng gia tăng ở nước ta do sự thay đổi về lối sống và dinh dưỡng. Bệnh cũng có nhiều giai đoạn: lúc đầu, mỡ chỉ tích tụ nhiều hơn trong gan nhưng chưa gây viêm gan nên khi thử máu thấy men gan còn bình thường, được gọi là GNM đơn thuần. Việc điều trị ở giai đoạn này không phải là uống thuốc gan mà cần tìm nguyên nhân dẫn đến GNM để điều trị đúng căn nguyên, chẳng hạn như GNM có thể do thừa cân (béo phì), đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... thì cần phải điều chỉnh chế độ ăn để giảm cân và điều trị đái tháo đường, giảm mỡ máu và thường xuyên tập thể dục nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Khi mỡ tích tụ nhiều và lâu hơn mà không chữa đúng nguyên nhân, có thể sẽ gây ra viêm gan do nhiễm mỡ, lúc đó, xét nghiệm men gan trong máu thấy tăng cao chứng tỏ gan đã bị tổn thương thi cần dùng thêm các thuốc điều trị và bảo vệ gan thích hợp. Cách điều trị như thế nào phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, bệnh nhân không nên tự ý uống thuốc lung tung. Bên cạnh đó vẫn thường xuyên chú ý chế độ ăn uống và tập luyện cho giảm cân và điều chỉnh tốt các bất thường về đường máu và mỡ máu. Cần lưu ý, viêm gan do GNM cũng có thể gây xơ gan và ung thư gan nên cần điều trị đúng nguyên nhân mới hạn chế bệnh tiến triển.

 

4/ Quả thật việc tiêm ngừa viêm gan siêu vi B là rất cần thiết cho nên đã được gần 200 quốc gia trên thế giới áp dụng với hy vọng trong tương lai có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh viêm gan siêu vi B đồng thời còn hạn chế được ung thư gan (vì đa số ung thư gan phát sinh từ viêm gan siêu vi B và C). Bên cạnh đó, cũng cần hiểu biết để thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc với nguồn lây như không tiêm chích ma túy, áp dụng các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục (sử dụng bao cao su, không quan hệ bừa bãi), sàng lọc kỹ việc truyền máu, không sử dụng chung kim tiêm, kim châm cứu, dao cạo râu...Có như vậy, chúng ta mới thật sự hy vọng "xóa sổ" được bệnh viêm gan siêu vi B cũng như một số bệnh khác lây lan qua đường máu và quan hệ tình dục. Bản thân vaccin ngừa viêm gan B tương đối an toàn nhưng phải cần thực hiện đúng các qui trình an toàn trong tiêm chủng để tránh các tai biến đáng tiếc xảy ra.

Hy vọng các thông tin trên đây đã đáp ứng phần nào những thắc mắc của bạn đọc. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công trong công việc.

 

PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng

 

 hường trần (email: huongtr30...@gmail.com)

Kính chào bác sĩ.

 
Cho tôi xin phép được hỏi về trường hợp người nhà của tôi về bệnh viêm gan B. Hiện tại anh 31 tuổi. Bắt đầu điều trị VGSVB mạn e(+) với Tenofovir 1 viên/ ngày từ cách đây 5 năm. Nồng độ virus ban đầu rất cao: #1 tỉ copies/ml. Sau 3 tháng nồng độ virus:<500c/ml. Uống thuốc liên tục 5 năm nay. Sau 1 năm thì có chuyển huyết thanh theo bác sĩ nói e(+)->e(-). Liên tục 5 năm nay thì nồng độ virus luôn dưới ngưỡng và men gan trong giới hạn bình thường. Sau 3 năm thì có xuất hiện antiHBe. Cách đây 3 tháng, anh tôi đi khám thì kết quả vẫn trong các trị số tốt như trên. Bác sĩ quyết định ngưng thuốc. Nhưng sau chưa đầy 3 tháng thì anh tôi xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, vàng da, đi tái khám lại thì được chẩn đoán đợt bùng phát VGSV B, men gan lên tới hàng nghìn, xuất hiện lại HBeAg(+), nông độ virus: #1 triệu copies/ml.
 
Câu hỏi 1: Vậy trong trường hợp này, anh tôi có nên điều trị lại thuốc hay phối hợp thêm các thuốc khác. tại sao lại xuất hiện lại những chỉ số HBeAg trên ? Nếu muốn điều trị thuốc chích thì tiên lượng tỉ lệ thành công như thế nào ạ?  
 
Câu hỏi 2: Tôi được biết hiện tại xét nghiệm định lượng nồng độ virus SVB có rất nhiều phương pháp thực hiện, và nhiều nơi các phòng khám có thực hiện kĩ thuật trên. Vậy muốn theo dõi đánh giá tốt những trị số đó, khi xét nghiệm tôi nên làm theo phương pháp của hãng máy nào? Trước đây tôi được biết thực hiện những xét nghiệm đó rất phức tạp và tốn kém, thời gian lâu. Hiện nay tại một số trung tâm có thể làm xét ngiệm và trả kết quả chỉ trong vài giờ, có kết quả chính xác đáng để theo dõi bệnh không?
 
Xin cám ơn.
 
 
BSCKII Trần Ánh Tuyết trả lời:
 
Trả lời câu hỏi 1:
 

Thân  chào bạn !

Siêu vi viêm gan B khó có thể loại bỏ hoàn toàn ờ người bị Viêm gan B mạn. Tuy vậy mục đích điều trị bệnh VGSVB là kiểm soát được siêu vi nhằm ngăn  ngừa và phục hồi các biến chứng, giảm nguy cơ diễn tiến xơ gan và ung thư gan. Các mục tiêu điều trị cần đạt được là :

1-  Bình thường hóa men gan

2-  Chuyển  đổi huyết thanh: HBeAg từ (+) thành (-) và xuất hiện anti HBe ( với người bị viêm gan B mạn với HBeAg (+))

3-  HBV DNA không phát hiện (dưới ngưỡng) kéo dài

4-  Mất HBsAg và chuyển  đổi huyết thanh: HBsAg từ (+) thành (-) và xuất hiện anti HBs

 

Phương  thức điều trị với thuốc uống đồng phân nucleos(t)ide có tác dụng kháng siêu vi mạnh hiện nay là entecavir và tenofovir được chọn vì mức độ kháng thuốc thấp, tuy nhiên cũng chỉ đạt được 3 mục tiêu đầu, vì  hiệu quả mất HBsAg rất thấp. Đối với trường hợp Viêm gan siêu vi B có HBeAg (+) được điều trị sau khi đạt chuyển đổi huyết thanh HBeAg (+) thành (-) và có anti HBe(+)  và duy trì HBV DNA dưới ngưỡng,  khi ngưng thuốc tái phát siêu vi xảy ra với tỉ lệ vào khoảng 23% đến 67% và có  thể gây bùng phát viêm gan. Chính  vì vậy điều trị bằng thuốc uống như trên cần duy trì  kéo dài nhiều năm theo từng trường hợp mà đôi khi gần như suốt đời

Trong tình huống người nhà của Bạn bị Viêm gan B mạn với HBe (+) được điều trị với  Tenofovir đã 5 năm và đã dạt được các mục tiêu điều trị mong muốn:

   Bình thường hóa men gan

   Chuyển  đổi huyết thanh: HBeAg từ (+) thành (-)

   HBV DNA không phát hiện (dưới ngưỡng)kéo dài

 

Tuy nhiên vẫn chưa  mất HBsAg nên đã bị bùng phát siêu vi và viêm gan bùng phát sau khi ngưng thuốc, HBeAg (+) là do siêu vi sao chép trở lại. Tình huống này nên tiếp tục điều trị lại với Tenfovir vì thuốc này đã kiểm soát được siêu vi 5 năm dù chưa có thể làm sạch siêu vi hoàn toàn, ngoài ra có thể được phối hợp với Emtricitabine với sự đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ điều trị về tình trạng tổn thương tế bào gan  va suy gan trong liệu trình theo dõi chặt chẽ. Thời gian điều trị cần phải kéo dài nhiều năm cho đến khi đạt được mất HBsAg. và nếu điều trị lâu dài cần theo dõi chức năng thận

Thuốc điều trị viêm gan B bằng đường tiêm chích hiện nay được ưa chuộng là Peginterferon có thể chọn lựa cho điều trị đầu tiên hoặc đã thất bại với thuốc uống vì có ưu điểm là khả năng đáp ứng miễn dịch bền vững, duy trì chuyển đổi huyết thanh kéo dài sau khi ngưng thuốc và có tỉ lệ mất HBsAg cao hơn và rút ngắn thời gian điều trị 48 tuần. Việc chọn lựa này cần xem xét khả năng đáp ứng của từng cá nhân, chi phí cao, và không được chỉ định cho bệnh nhân có xơ gan mất bù, rối loạn tâm thần, bệnh tim mạch và bệnh tuyển giáp. Ngoài ra có tác dụng phụ là triệu chứng giả cúm, mệt mỏi, giảm tế bào máu, thay đổi chức năng tuyển giáp nên cần được theo dõi chặt chẽ trong liệu trình điều trị. 

Trong tình huống của người thân của bạn có thể được xem xét điều trị với thuốc này với điều kiện phải được bác sĩ dánh giá kỹ về chức năng gan và thăm dò độ xơ hóa và không có  các bệnh lý rối loạn tâm thần, tim mạch và tuyến giáp.

Điều hết sức quan trọng giúp cho việc kiểm soát siêu vi hiệu quả, phục hồi tổn thương gan,  ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan chính là sự  tuân thủ theo chương trình điều trị rất nghiêm ngặt của người bệnh

 

Trả lời câu hỏi 2:

 

Trong liệu trình theo dõi và điều trị viêm gan siêu vi B . xét nghiệm đinh lượng HBV DNA có ý nghĩa phát hiện sự sao chép của siêu vi dựa vào đó các BS có phương án theo dõi hoặc quyết định điều trị với thuốc kháng siêu vi đồng thời đánh giá được sự đáp ứng của thuốc với siêu vi, theo dõi và quyết định chấm dứt liệu trình điều trị.

Để thực hiện xét nghiệm này các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu để ứng dụng các phương pháp sinh học phân tử vào chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn . Phương pháp Real-time PCR được ứng dụng mạnh nhất để đồng thời phát hiện và định lượng DNA, dựa trên phương pháp này, nhiều công ty đã phát triển các dòng máy riêng của mình với ưu và nhược điểm khác nhau. Về mặt chuyên môn, phương pháp và các công ty độc lập với nhau. Các hệ thống này rất đa dạng, có thể kể đến  như Roto-Gene Q (Qiagen, Đức), Eco  (Illumina, Mỹ), Cobas (Roche, Pháp),v.v...

Các phương pháp ra đời lần lượt của thập niên trước đây:  bộ kit Versant HBV DNA 3.0, Abbott Real-time HBV, COBAS Taqman HBV Test. Gần đây các thế hệ máy mới ra đời vẫn dựa trên nền tảng phương pháp Real-time có thể thực hiện nhanh hơn nhờ việc tự động hóa, khuếch đại với độ nhạy và độ đăc hiệu cao, cho ngưỡng phát hiện sự sao chép của siêu vi thấp hơn các dòng máy trước đó, thời gian xét nghiệm được rút ngắn nhưng chi phí sẽ cao hơn.: COBAS AmpliPrep/COBAS TaqMan HBV , Abbott m2000 RealTime System…

Có lẽ là điều mà người bệnh cũng như các BS quan tâm nhất là độ chính xác của kết quả để theo dõi bệnh. Điều này không nhất thiết phụ thuộc phương pháp hay hãng máy nào  mà cần ở sự chuẩn xác của phòng xét nghiệm và cân theo dõi ở cùng một nơi xét nghiêm, một dòng máy trong liệu trình theo dõi . Ngoài ra có thể tùy thuộc vào số lượng bản sao của siêu vi trong liệu trình theo dõi và để chọn lưa ngưỡng phát hiện thấp hơn, Chi phí cho Xét nghiệm cũng cần phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người bệnh . Như vậy kết quả  định lượng HBV DNA của dòng máy nào cũng đều có thể sử dụng được cho việc theo dõi và điều trị. Do đó, khi làm xét nghiệm, bạn cần chọn đơn vị uy tín và yêu cầu được tư vấn chi tiết. Bạn có thể cân nhắc các lợi ích  và chi phí sau khi được nhân viên y tế tư vấn kỹ.

Trân trọng.

 

 
 
 

   Nguyễn Xuân Đạm , 23 tuổi (Hưng yên - Hà Nội)

                Mong bác Sĩ có tư vấn cho em về bệnh viên gan B man tính !

Em đi xét nghiệm ở bệnh viên bạch mai ( Hà Nội) bác sĩ kết luận em bị viên gan b man tính,với kết quả xét nhiệm bệnh cửa em có nặng không, bệnh cửa em có cách nào chữa khỏi được không , em năm nay mới 23 tuổi bị mắc bệnh viên gan b không thể đi làm được ở đâu mong bác sĩ tu vấn giúp em làm cách khắc phục bệnh.

Kết quả xét nghiệm :
  XN Sinh Hóa : Glucose :5.5, Bilirubin toàn phần : 10.2, AST : 27.7, ALT: 31.1, GGT : 29.8

  XN Huyết Học :

         Công thức máu Số lượng bạch cầu 11.7, Số lượng hồng cầu : 5.54, Hb 16.6, Hct 50.8, Số lượng tiểu cầu : 238
         HBsAg : dương tính, AFP 1.13

 

PGS.TS.Cao Minh Nga:

 

Thân gửi em Nguyễn Xuân Đạm,

Theo như những thông tin của em đã cung cấp, có thể nhận biết là em đã nhiễm phải virus gây bệnh viêm gan B, hay còn gọi tắt là HBV.

Trong trường hợp của em, các xét nghiệm liên quan đến biểu hiện bệnh lý về gan còn trong giới hạn cho phép,như vậy bệnh viêm gan B của em chưa hẳn là nặng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, cần phải biết thêm những thông tin về tình trạng sức khỏe của em: em có ăn uống được không? Có bị vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng không, em có thường xuyên uống rượu, bia không?… Các biểu hiện này chỉ để rõ thêm tình trạng bệnh lý của em chứ không chắc chắn phải có vì nhiều trường hợp viêm gan B không có dấu hiệu nào để nhận biết mà phải dựa vào các xét nghiệm mới chẩn đoán bệnh được chính xác. Các thông tin quan trọng khác liên quan đến bệnh lý gan cần được rõ thêm là: kết quả siêu âm, định lượng HBV trong máu, …

Bệnh viêm gan B có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp của em, nếu có thêm thông tin sẽ khẳng định được là em đang nhiễm HBV ở mức độ nhẹ (người lành mang mầm bệnh) hay là đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo là viêm gan B mạn, cần phải điều trị đặc trị. Nếu là người lành mang mầm bệnh thì chưa cần điều trị, chỉ theo dõi (khám bệnh) định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm để biết tình trạng bệnh, nếu diễn tiến sang giai đoạn viêm gan B mới bắt đầu điều trị đặc trị.

Điều trị là để ức chế, ngăn chặn HBV gây bệnh, rất khó loại trừ hẳn HBV ra khỏi cơ thể. 

Ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm HBV và viêm gan B mạn khá cao, chiếm 10 – 20% dân số. Theo như chúng tôi được biết: Đây không phải là tiêu chí được coi là không đạt chuẩn tuyển dụng lao động. Một số nước ở châu Á có những qui định riêng, không tiếp nhận người nhiễm HBV đến làm việc. Em cần tìm hiểu thêm để tránh thiệt thòi khi đi xin việc.

Thân chào.

 

  Nguyễn Thái Sơn (địa chỉ email: nguyenthaison2003@...)

Tôi bị bệnh viêm gan đã lâu (10 năm) nhưng không theo dõi bệnh. Tình cờ phát hiện bệnh trong 1 lần siêu âm gần đây.
BS chuẩn đoán viêm gan mạn, không có tác nhân Delta, TD xơ gan. Các kết quả siêu âm, xét nghiệm : 
Siêu âm đàn hồi : BS ghi Cấu trúc gan thô, kém đồng nhất, bờ khá đều. Gan phải có và nốt echo kém, d< /= 8mm, nghĩ nốt tái tạo. Khảo sát độ xơ hóa gan : mean SWV = 1.71 m/s => Gan xơ độ F3
Định lượng HBV     3.84 * 10 mũ 5 copies/ml
Xét nghiệm sinh hóa : 
Albumin   4.24   (3.6-5g/dL)
Bilirubin toàn phần 0.74  (<1mg/dL)
GOST/ ASAT  43 (<40U/L)
GPT/ALAT  42  ( <40U/L)
Gâm GT  26 (<40U/L)
XN huyết học : tất cả trong giới hạn bình thường, chỉ có PLT 123  (200-400K/uL)
Miễn dịch :
HBsAg  6972 Dương tính
HBeAg (ELISA) 1 Âm tính
Alpha FP (AFP)  6.9 (<8ng/mL)
 
BS chỉ định dùng thuốc đặc trị TENOFOVIR 300gr ngày 1 viên
 
Xin BS tư vấn thêm :
1/ Bệnh như vậy nặng lắm phải không BS ? Có thể chữa khỏi bệnh không ?
BS điều trị chỉ nói 2 mục tiêu điều trị : đưa chỉ số HBV về 0, đưa mức dộ xơ gan về F0
2/ Những xét nghiệm nào cần được theo dõi định kỳ. Khi nào thì không uống thuốc đặc trị nữa, thời gian dùng đặc trị có lâu không?
3/ Bệnh nhân có nên dùng những loại không phải là thuốc, dạng được điều chế từ thảo dược (chẳng hạn như : các sản phẩm của tuệ linh,,,)
4/ Những dấu hiệu nào để biết mình đang trong giai đoạn bệnh khá nặng, nguy hiểm , cần đến khám bệnh gấp !
 

 

Chân thành cảm ơn !
 
 
PGS.TS.Cao Minh Nga:
 

Chào bạn Nguyễn Thái Sơn,

Xin trả lời các câu hỏi của bạn.

1/ Theo những thông tin bạn gửi tới, bệnh viêm gan B của bạn (có thể) đã diễn tiến sang giai đoạn xơ gan, là biến chứng của bệnh viêm gan B, không còn là thể bệnh nhẹ của bệnh viêm gan B, nhưng cũng không phải là thể nặng của xơ gan (xơ gan mất bù).

Bệnh viêm gan B và biến chứng là xơ gan do viêm gan B đến nay vẫn được ghi nhận là không chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích của điều trị là “Ức chế lâu dài sự nhân lên của virus” và “Thoái lui bệnh lý của gan để ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan”.  Trường hợp của bạn, mục tiêu điều trị:

  “đưa chỉ số HBV về  0“ nghĩa là xét nghiệm HBV-DNA cho kết quả “Âm tính”. Khi có kết quả xét nghiệm này sẽ chứng tỏ: virus viêm gan B (HBV) đã bị ức chế, không tiếp tục nhân lên (sinh sản) nữa và đạt được 1 mục tiêu điều trị. Tuy vậy, kết quả này không chứng tỏ đã khỏi bệnh hoàn toàn vì HBV-DNA phát hiện được chỉ là bộ gen của HBV lưu hành trong máu, trong khi HBV còn hiện diện trong tế bào gan, thuốc đặc trị không tiêu diệt HBV tại đây vì sẽ gây hại cho chính tế bào gan. Vì vậy, vẫn phải tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi HBV-DNA trong máu đã trở nên “Âm tính”.

  “đưa mức dộ xơ gan về F0” nghĩa là mong muốn “Thoái lui bệnh lý của gan”. Kết quả Siêu âm đàn hồi của bạn cho thấy “Gan xơ độ F3” chứng tỏ mô gan đã tổn thương khá nhiều, đưa về F0 tuy khó khăn nhưng vẫn có thể kỳ vọng.

2/ a. Các xét nghiệm cần được theo dõi định kỳ: mỗi 3 – 6 tháng bạn cần được xét nghiệm:

        Men gan (AST, ALT)

        HBV-DNA

        Công thức máu

        Siêu âm và AFP

    b. Thời gian điều trị đặc trị, trong trường hợp của bạn có HBeAg âm tính, là rất dài, có thể tới hàng chục năm, tới khi HBsAg trở nên âm tính mới đạt tiêu chuẩn kết thúc điều trị.

3/ Theo tài liệu hướng dẫn điều trị viêm gan B của nước ngoài, kể cả của vùng châu Á – Thái Bình Dương, các chế phẩm từ thảo dược chưa được chứng minh đầy đủ về cơ chế tác động, có độ tinh chế chưa cao nên chưa được chính thức khuyến cáo dùng trong điều trị. Nếu xét thấy thực sự cần thiết, khi bạn đi khám bệnh các bác sĩ đã chỉ định thêm các thuốc có độ tinh chế cao dùng kèm với thuốc đặc trị.

4/ Khi đã bị viêm gan B, kể cả thể nhẹ nhất là nhiễm HBV nhưng gan chưa bị viêm phải đi tái khám định kỳ theo hẹn để kịp thời phát hiện và kiểm soát bệnh vì bệnh có thể tiếp tục diễn tiến vào bất cứ thời điểm nào và chúng ta không thể biết trước được.

Giữa những lần tái khám định kỳ, vẫn có thể đi khám bệnh ngay nếu có những dấu hiệu bất thường sau đây:

       Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhiều trong thời gian ngắn,

       Bụng lớn nhanh,

       Táo bón (không đi cầu sau 5 ngày)

       Hoặc có bất cứ bất thường nào khác về đường tiêu hóa khiến bạn cảm thấy lo lắng, bất an.

 

Cám ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho chúng tôi.

Thân chào.

 

Câu hỏi của bạn đọc có địa chỉ email hpasea-----@gmail.com

 

Xin chào Bác sĩ.

Mẹ tôi 65 tuổi, được chẩn đoán xơ gan/viêm gan C (genotype 1), hồi tháng 01/2013 Fibroscan 13.1Kpa, có điều trị Peg-Interferon và Ribavirin trong 12 tháng, nhưng bị tái phát sau điều trị. Tháng 11/2014, Mẹ tôi đi tái khám với kết quả như sau: Fibroscan 15.7Kpa, Siêu âm: cấu trúc gan thô, bờ kém đều; Glucose: 5.91mmol/L, Creatinine: 0.82mg/dL, eGFR: 65.1ml/min, ASAT: 38.43U/L, ALAT: 11.59U/L, GGT: 24.84U/L, Bilirubin-total: 7.1moI/L, Albumin: 46.25UI/ml, Ferritine: 137.6nano g/mI, AFP: 3.1ng/mL.

Gia đình tôi đang rất hoang man vì thấy chỉ số Fibroscan 15.7Kpa (F4). Xin Bác sĩ tư vấn giúp, tình trạng hiện tại của Mẹ tôi còn cơ hội điều trị khỏi bệnh được không? Nếu được, có thể điều trị lại với thuốc peginterferon và ribavirin (kéo dài thời gian điều trị thành 18 tháng) được không ạ?

 Chân thành cảm ơn Bác sĩ!

 

TS.Phạm Thị Thu Thủy:

Chị thân mến,

Mẹ chị bị viêm gan virus C mạn , genotype 1, và mức độ xơ hóa gan cũng khá nặng F3 và bước qua F4. Vì vậy điều trị với phác đồ Peg-IFN kết hợp Ribavirin trong 12 tháng, khả năng thành công rất hạn chế, khoảng 50%. Tôi không biết trong quá trình điều trị đáp ứng virus của mẹ chị như thế nào. Nếu không có đáp ứng virus nhanh thì nên kéo dài thời gian điều trị 72 tuần thì sẽ giảm tỉ lệ tái phát.

Hiện tại có rất nhiều thuốc điều trị viêm gan C rất có hiệu quả, thuốc viên uống, mỗi ngày 1 viên , rất đơn giản , không tác dụng phụ, hiệu quả cao (90% trở lên), tuy nhiên giá thành rất đắt: Sofosbuvir, Harvoni....Giá thành  của thuốc từ 1000 USD  trở lên cho 1 viên thuốc và điều quan trọng là các thuốc này chưa có ở Việt Nam.

Tuy nhiên tình trạng của mẹ chị không phải là tuyệt vọng, tôi nghĩ cũng không nên dùng lại phác đồ cũ kéo dài 72 tuần vì mẹ chị lớn tuổi, gan F4, điều trị kéo dài bệnh nhân khó chịu đựng được, tôi đề nghị các hướng sau:

1. Nếu gấp điều trị thì dùng phác đồ 3 thuốc hiện có tại Việt Nam:

Peg-IFN+Ribavirin+ Boceprevir

Thời gian điều trị 36 tuần, chi phí khoảng 600 triệu đồng VN cho một lịch trình điều trị.

2. Nếu có thể chờ được (dĩ nhiên trong thời gian chờ , vẫn theo dõi sát và điều trị nâng đỡ) , có thể quí I năm 2015, sẽ có thuốc viên uống điều trị viêm gan C , giá thành khoảng 600 triệu đồng VN cho một lịch trình điều trị 12 tuần. Nhưng điều này không chắc chắn.

3. Nếu chị có người thân ở Mỹ, chị có thể nhờ mua thuốc giúp.

Hy vọng gia đình chị không nên tuyệt vọng vì rất có nhiều hướng điều trị tốt cho bệnh của mẹ chị

Thân chào

TS.BS. Thu Thủy

 

 

   kimkimthanh...@gmail.com

 

Chào bác sĩ năm nay em 23tuổi. Em có đi khám bệnh ở bv đh y dược. Và kết quả là bệnh viêm gan b mạn không có tác nhân delta, bác sĩ không kê toa thuốc.Nhưng em bị mụn ở lưng và mặt có phải do bệnh gan không và em dùng các thuốc như thực phẩm chức năng tốt cho gan có được không ?Chào bác sĩ năm nay em 23tuổi. Em có đi khám bệnh ở bv đh y dược. Và kết quả là bệnh viêm gan b mạn không có tác nhân delta, bác sĩ không kê toa thuốc.Nhưng em bị mụn ở lưng và mặt có phải do bệnh gan không và em dùng các thuốc như thực phẩm chức năng tốt cho gan có được không ?

PGS.TS.Cao Minh Nga trả lời:

Chào em,

Theo như trình bày thì em mới chỉ nhiễm virus viêm gan B (HBV), chưa phải dùng thuốc. Bị mụn ở các vùng da trên cơ thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, không hẳn là biểu hiện của bệnh gan. Em nên khám thêm chuyên khoa da liễu hoặc nội tiết để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình. Em mới bị nhiễm HBV thể nhẹ (BS không kê toa thuốc), nếu ăn uống được, em nên ăn uống đủ chất (tô màu cho bữa ăn) là tốt nhất, chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết mà thôi.

Chúc em luôn vui, khỏe.

 

   dothongthuynong...@yahoo.com.vn

Kính chào Bác sĩ

Tôi năm nay 39 tuổi, vào năm 2010 tôi phát hiện bị bệnh viêm gan siêu vi C. BS cho tôi xét nghiệm loại virus  là 1b. Đo fibroscan = 10.9 kpa nằm ở F3 xơ hóa nhiều. Quá trình điều trị từ năm 2010 đến nay chủ yếu là uống thuốc hạ men gan và xét nghiệm các chỉ số men gan. Gần đây vào ngày 8/5/2015 tôi có đo lại Fibroscan = 16.5 nằm ở F4 xơ gan. Chỉ số AFP bình thường.


Xin hỏi:
 

 Với tình trạng xơ gan của tôi hiện nay có thể chích điều trị siêu vi C được ko? Nếu chích thì khả năng thành công là bao nhiêu %?
 

 Biện pháp điều trị tốt nhất là gì?
 

Xin cảm ơn Bác sĩ.

PGS.TS.Cao Minh Nga trả lời:

Chào bạn,

Thông tin bạn cung cấp cho thấy: bạn chưa bị xơ gan mất bù, nghĩa là xơ gan nặng với các triệu chứng như báng bụng, xuất huyết tiêu hóa, … Do đó, bạn vẫn có thể chích điều trị viêm gan C được. Tuy nhiên, khi gan đã bị xơ hóa thì điều trị sẽ khó khăn hơn, thể hiện ở chỗ bị tác dụng phụ nhiều hơn và tỉ lệ thành công (thải loại được virus viêm gan C) thấp hơn. Tỉ lệ thành công điều trị viêm gan C genotype 1 ở người chưa bị xơ gan là 50 – 60% nếu điều trị theo phác đồ chuẩn được công nhận từ nhiều năm nay: peginterferon phối hợp với ribavirin.

Để chuẩn bị điều trị, bạn cần phải được làm nhiều xét nghiệm cần thiết khác theo qui định.

 Biện pháp điều trị tốt nhất hiện nay cho viêm gan C genotype 1 là dùng phác đồ phối hợp để tối ưu hóa việc đáp ứng với điều trị.

Chọn lựa điều trị hiện nay gồm: peginterferon, ribavirin và có thể bổ sung thêm một trong hai thuốc ức chế protease (boceprevir và telaprevir).

Thuốc ức chế protease mới xuất hiện trong những năm gần đây, giá thành còn rất cao. Tuy nhiên, nếu phối hợp thêm với hai loại thuốc nêu trên thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn hẳn (hơn 90%).

Cám ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho chúng tôi.

Thân chào.

 

 

   hau.mai...@gmail.com

Xin bác sĩ tư vấn giúp em.

Hôm trước em có đưa bố đi khám tại bệnh viện tỉnh Bình Thuận, khám nội soi, siêu âm và xét nghiệm máu về bệnh gan, thi được biết gan của bố em bị 1 góc nhỏ bị cứng, bác sĩ có nói nên điều trị và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý thì gan sẽ mềm lại, biểu hiện bên ngoài của bố em là da hơi vàng nhạt, mắt thì bình thường.

  Bác sĩ cho em hỏi với kết quả như trong xét nghiệm thì nếu điều trị thì gan bố em sẽ mềm lại không ạ?

  Bệnh gan của bố em có nặng lắm không ạ? Hiện tại bố đã bỏ hoàn toàn bia rượu.

Xin bác sĩ tư vấn giúp em, xin cám ơn bác sĩ rất nhiều.

BSCK2 Nguyễn Viết Thịnh trả lời:

Chào bạn !­


Ba của bạn chỉ làm siêu âm thì biết 1 gó­c nhỏ bị cứng thì có thể biết vậy. ­Các xét nghiệm bạn không cho biết kết qu­ả như thế nào. Nhưng cần làm thể scanner­ gan để được xác định vị trị chính xác v­à chắc chắn hơn, để biết góc nhỏ đó là g­ì mà bị cứng. Nếu có thì lúc đó cần đưa ­ra hướng điều trị thì chổ bị cứng đó khô­ng bị lan tỏa. Việc ăn uống hợp lý, trán­h dùng rượu bia để giảm bớt gánh nặng là­m việc của gan. Vì vậy ba của bạn cần ph­ải BS chuyên khoa gan để làm thêm một số­ xét nghiện cận lâm sàng để chẩn đoán ch­ính xác và nguyên nhân thì mới đem lại h­iệu quả tốt.


Chúc sức khỏe gia đình bạn!­
BSCK2 Nguyễn Viết Thịnh

 

   ming25...@yahoo.com

Kính gửi bác sĩ Hội Gan Mật TP HCM

 

Xin bác sĩ tư vấn giùm. Hiện ba em năm nay 72 tuổi, năm 1990 ba em có phẩu thuật dạ dày và truyền rất nhiều máu. Gần đây tình cờ xét nghiệm biết bị nhiễm viêm gan siêu vi C, đang theo dõi bác sĩ và có đi xét nghiệm như sau: AST 35 u/l (BT <30u/l); ALT 15 u/l (BT < 35 u/l; Gamma GT 19 u/l (BT nam < 60 u/l); AFP 1,14 ng/ml (BT: < 25 ng / ml)

  Xin Bs tư vấn các chỉ số trên là như thế nào, ba em có điều trị khỏi viêm gan C không?

  Có phải gần đây có thuốc uống mới ( không cần tiêm)  trị khỏi viêm gan C hiệu quả cao, an toàn, ít tác dụng phụ. nếu có thì áp dụng cho ba em ở tuổi 72 được không? và ở Tphcm thì phòng khám nào đang áp dụng?

Chân thành cảm ơn bác sĩ

Minh

 

BSCK2 Nguyễn Viết Thịnh trả lời:

 

Kính chào bạn Minh!­

Ba em đã nhiễm viêm gan C từ năm 1990 đã­ trên 20 năm rồi, hiện nay ba em đã 72 t­uổi. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa men ­gan và AFP trên của ba em rất ổn định tố­t và bình thường. Vì vậy, cũng cần theo ­dỏi định kỳ theo hướng dẫn của thầy thuố­c. Ba của bạn cần làm thêm xét nghiệm đị­nh lượng số lượng virus. Nếu có sự sao c­hép nhân lên của virus mới đặt vấn đề đi­ều trị. Nếu không có sự sao chép của vir­us thì không điều trị.


Đặt giả thuyết nếu điều trị thì tổng trạ­ng bệnh nhân cần xem xét lại. Vì Ba bạn ­đã lớn tuổi (72 tuổi). Không thể dùng nh­ững loại thuốc tiêm (Peginterferon) vì c­ó nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe ­của ba bạn và tỉ lệ thành công sạch viru­s không nhiều hơn những loại thuốc uống,­ ít tác dụng phụ ­Hiện tại, các loại thuốc uống điều trị V­GC đã đem lại thành công sạch virus nhiề­u hơn đạt tỉ lệ trên 92%. Nhưng thuốc uố­ng chưa được Bộ Y Tế cho phép nhập khẩu.­ Đồng thời thuốc chính gốc rất đắc tiền có thể khoảng trên 150.000 USD. Hiện tại­, có một số thuốc genergic (công thức tư­ơng tự thuốc gốc chính hảng) của Ấn Độ d­o thân nhân đem về hoặc hàng sách tay đe­m về thì rẻ hơn khoảng 150–180 triệu VND­ cho quá trình điều trị 3 tháng. Vì vậy ­nếu ba của bạn cần điều trị thì nên trao­ đổi với Bác sĩ chuyên khoa gan để cân n­hắc điều trị vì số tiền rất lớn và thuốc­ uống chưa được nhập khẩu chính ngạch.


Chúc sức khỏe!­

 

   linhttp...@pvcfc.com.vn

Kính gửi bác sĩ,

Cháu năm nay 27 tuổi. Cháu bị men gan cao đã 8 năm nhưng điều trị vẫn chưa khỏi. Cháu có xét nghiệm viêm gan A,B,C,Lee Cell,ANa Test đều không có. Cách đây khoảng 6 tháng cháu có đi khám ở một bác sĩ thì được chẩn đoán là nhiễm virus EBV với kết quả là EBV-IgG pos 30.9 iu/ml ( trị số bt <10), EBV-IgM neg<4.0. ( trị số bt < 4.0),bác sĩ có cho cháu uống thuốc ribozole 0,5g ngày 2 lần,1v/lần và lefodin 250mg,ngày 3 lần,1v/lần. Cháu uống 3 tháng thì men gan xuống dưới ngưỡng cho phép.

Cháu có ý định có em bé nên đi khám tổng quát ở BV Đại Học Y Dược, cháu có khám gan lại thì bác sĩ bảo chưa hẳn cháu bị nhiễm EBV và bảo thuốc cháu đang uống dùng để chữa viêm gan C,bác sĩ yêu cầu dừng uống và theo dõi men gan.

Cháu cũng phát hiện bị thiếu máu thalasemia beta thể nhẹ không điều trị nhưng bác sĩ có cho thuốc bổ sung sắt để chuẩn bị trước khi mang thai. Ngày 17.07 cháu có tái khám lại ở BV Đại Học Y Dược thì men gan cháu tăng rất cao GOT 120, GPT 169, GGT 465, bilirubin toàn phần 1.03, ceruloplasmin 1.44. Bác sĩ Lý cho cháu uống timihepatic 25mg, ursocholic 150mg và esliver, tất cả đều uống 3lần/ngày, lần 1viên. bác sĩ bảo cháu khoan hãy có em bé.

Cháu rất lo lắng vì bệnh điều trị đã 8 năm mà không khỏi,cháu cũng đã trì hoãn việc có em bé hơn1 năm nên hiện nay cháu cảm thấy rất áp lực,kính mong bác sĩ hướng dẫn cháu phải làm như thế nào và cháu có thể có em bé trong thời gian điều trị được không? 

Cháu xin chân thành cám ơn bác sĩ.

 

 

TS.Phạm Thị Thu Thủy trả lời:

 

Chị Linh thân mến,

Theo như mô tả của chị, tôi không nghĩ là chị bị viêm gan do Epstein- Barr virus (EBV). EBV lây truyền chủ yếu qua các tiếp xúc với nước bọt khi hôn hít hay qua quan hệ tình dục. Thời gian ủ bệnh 30--50 ngày.

Thông thường nhiễm EBV tiên phát ở trẻ em thường không có triệu chứng. Nếu nhiễm trùng  tiên phát ở thanh thiếu niên hay người trưởng thành, biểu hiện là hội chứng tăng đơn nhân nhiễm trùng: sốt, đau bụng, nổi hạch. Tổn thương gan thường gặp ở mức độ nặng nhẹ khác nhau., trong giai đoạn cấp 80% có tăng men transaminase nhẹ khoảng 2-3 lần bình thường.

Chẩn đoán IgMEBV (+), heterophil antibody test(+). Điều trị hổ trợ vì bệnh tự giới hạn, viêm gan nặng có thể dùng Ganciclovir.

Vấn đề của chị hiện tại là gan đang có bệnh thì nên chẩn đoán và điều trị , bệnh ổn thì mới nên có thai.

Những thông số mà chị đưa ra chưa thật sự đầy đủ để chẩn đoán bệnh. Những điều nên lưu ý và làm thêm:

  Chị có dùng đông y hay vị thuốc nam gì không? Vì đó cũng là yếu tố làm tăng men gan?

  Chị nói chị có bị thalassemie dạng nhẹ, tuy nhiên nên khám huyết học và xem xét, nếu có tán huyết nhiều, có ứ đọng sắt, tăng men gan…dần dần vẫn có viêm gan mạn và xơ gan.

  Công thức máu, các thông số tự miễn về bệnh gan chưa làm đầy đủ.

  Đồng/máu, nước tiểu. (chỉ số ceruloplasmin mà chị cho, không có đơn vị nên không biết như thế nào?)

  GGT tăng nhiều gợi ý bệnh lý về đường mật?

  Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chưa thấy làm

  Các cận lâm sàng đánh giá mức độ xơ hóa gan?

Tóm lại chị cần có chẩn đoán chính xác bệnh , điều trị cho thích hợp. Sau đó chị vẫn có con bình thường.

TS. Phạm Thị Thu Thủy

 

 

   violet...@gmail.com

Kính gửi bác sĩ,

 
Em năm nay 29 tuổi, đã bị nhiễm virus viêm gan B mãn tính khoảng 5-6 năm.
Vào năm 2011 em có sinh một bé trai.Luc sinh có báo với bác sĩ ở bệnh viện Quảng Ngãi nhưng bác sĩ chỉ cho tiêm vacxin lúc mới sinh chứ không kết hợp tiêm huyết thanh để ngừa lây nhiễm.
 
Đến 11/2015 em mới làm xét nghiệm ở Pasteur và phát hiện con trai em cũng bị nhiễm virus viêm gan B (chưa xét nghiệm chức năng gan và định lượng virus). Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em:
 
 Con trai em cần làm thêm xét nghiệm gì và phải theo dõi định kỳ như thế nào?
 Có cần điều trị gì không? Khi nào mới điều trị?
 Ăn uống có kiêng gì không?
 Khả năng dẫn đến xơ gan có cao không ạ?
 Nếu khám định kỳ thì em nên đến cơ sở khám nào ở HCM la uy tín và nhanh nhất ạ. Vì em ở Quảng Ngãi nên việc đi lại cũng hơi bất tiện.
 
Cảm ơn bác sĩ.
 
Huỳnh Quỳnh Như
 

TS. Lê Thành Lý trả lời:

 

Chị Như thân mến,

Trường hợp con chị nhiễm HBV vừa 5 tuổi không cần phải điều trị ( theo hướng dẫn điều trị của Hội Nghiên Cứu Gan Hoa Kì) .
 
Hàng năm chị cần cho cháu đi xét nghiệm để theo dõi tình trạng nhiễm HBV. Quá trình theo dõi bệnh có thể tại địa phương . Các xét nghiệm cần làm : men AST, ALT ; nếu men này tăng gấp 2 lần giá trị bình thường, chị nên đưa cháu đến khám BV Bệnh Nhiệt Đới Tp HCM để được tư vấn.
 
Chế độ ăn uống bình thường , tránh thức khuya, tránh dùng các thuốc chứa Corticosteroid (đặc biệt là khi bị viêm họng, ho)
 
Chúc chị và cháu luôn khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống.

 

   phammongth...@gmail.com