Thăm dò ý kiến

Anh/chị quan tâm vấn đề nào nhất trong sinh hoạt khoa học lần tới ?

 Ca lâm sàng viêm gan B
 Ca lâm sàng viêm gan C
 Viêm gan B ở phụ nữ độ tuổi sinh sản
 Cập nhật điều trị viêm gan C
 Cập nhật điều trị viêm gan B
 Cập nhật chẩn đoán và điều trị U gan
 

Video

Thống kê

Quảng cáo

Box hình ảnh

  • Hội nghị 25-10-2020
  • Hội nghị 25-10-2020
  • Hội nghị khoa học 04-04-2021
  • HN 2023
  • HN 21-11-2021-01

Liên kết

Lao gan trên bệnh Wilson - Ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Việt Nam, được điều trị thành công

Lê Hữu Phước, Nguyễn Thanh Xuân

LAO GAN TRÊN BỆNH WILSON - CA BỆNH ĐẦU TIÊN PHÁT HIỆN
TẠI VIỆT NAM, ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG

Lê Hữu Phước, Nguyễn Thanh Xuân

( Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Chợ Rẫy )

 

TÓM TẮT

Đặt vấn đề:

Bệnh Wilson là một bệnh hiếm gặp, di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường do đột biến gen ATP7B, đưa đến suy giảm bài tiết đồng qua đường mật. Lao gan trên bệnh Wilson cực kỳ hiếm, lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam.

Đối tượng và phương pháp:

Báo cáo ca lâm sàng. Mô tả một bệnh nhân bị lao gan trên bệnh Wilson tại bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân nữ, 17 tuổi, đã được tiêm ngừa BCG, điều trị bệnh Wilson được 2 năm. Bệnh Wilson được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng như viêm gan mạn, thiếu máu tán huyết, vòng Kayser-Fleischer dương tính. Phân tích gen có đột biến dạng dị hợp tử c.525-526insA. Bệnh nhân được điều trị với D-penicillamine 900 mg/ngày, Farzincol 150 mg/ngày, vitamine B6 25 mg/ngày. Bệnh diễn tiến tốt, chức năng gan dần cải thiện và vòng Kayser-Fleischer biến mất.

Sau 24 tháng điều trị, bệnh nhân được siêu âm bụng kiểm tra định kỳ, phát hiện khối echo kém ở hạ phân thùy IV. Chụp CT scan bụng thấy khối giảm đậm độ hạ phân thùy IV, đường kính 30 mm. Khám lâm sàng không ghi nhận dấu hiệu nhiễm trùng, bụng không ascites, hạch sờ không chạm. Trị số AFP bình thường, phản ứng lao tố dương tính. Sinh thiết gan xuất hiện mô hoại tử, có sự hiện diện tế bào Langerhan

Kết quả:

Bệnh nhân được điều trị thuốc kháng lao: 2 tháng tấn công với isoniazid 5mg/ kg, rifampicin 10 mg/ kg, Ethambutol 25 mg/ kg, Pyrazinamide 30 mg/ kg và 4 tháng duy trì với Isoniazid, Rifampicin. Sau 6 tháng điều trị, lâm sàng và xét nghiệm diễn tiến tốt.

Kết luận:

Một bệnh nhân lao gan trên bệnh Wilson đã được điều trị thành công tại bệnh viện chúng tôi.

Từ khóa: Bệnh Wilson, đột biến gen ATP7B, lao gan

 

Tác giả liên hệ:

BS. Lê Hữu Phước, điện thoại: 0978133180, Email: huuphuocbnd@yahoo.com

 

Đọc toàn bộ bài viết tại đây